in

Bạn thuộc nhóm Otaku hiện đại nào?

Tất cả chúng ta đều biết rằng Otaku (おたく; Hán-Việt: ngự trạch) là một từ lóng tiếng Nhật dùng để ám chỉ một kiểu người kì quái, có niềm say mê vô hạn dành cho văn hóa 2D như anime, manga, game… 

Có thể nói hiện nay nền văn hóa Nhật Bản đã phát triển vượt bậc, và còn thâm nhập vào nền văn hóa của các nước bạn như một sự giao thoa cực kỳ độc đáo. Những tác phẩm kinh điển như One Piece, Naruto, Shingeki no Kyojin, Sailor Moon,… đã để lại rất nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người hâm mộ đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đi cùng sự phát triển của xã hội thì thuật ngữ Otaku bây giờ cũng không còn gói gọn trong hình ảnh một chàng trai hay cô gái suốt ngày tự cô lập mình trong phòng riêng và đắm chìm trong anime – manga nữa. Điều đó cũng đã được chứng minh rất rõ trong quyển sách Shin Otaku Keizai của tác giả Harada Yohei, quyển sách về sự phân loại 4 nhóm Otaku phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy 4 nhóm đó là gì?

1. Otaku đã “tuyệt chủng” (Zanson gachiotaku)

Ông Yohei cho rằng những người thuộc nhóm này dường như đang dần biến mất. Trở lại rất nhiều năm trước, những ai là Zanson gachiotaku thường phát cuồng vì anime, manga,… và trở thành những cá nhân bị chính xã hội cô lập. Dù cho vẫn còn nhiều người thuộc nhóm này nhưng ông Yohei cho rằng họ đã dần dần chuyển sang 3 nhóm Otaku còn lại.

2. Otaku “ngầm” (Kakure otaku)

Những otaku “ngầm” thường không hay lộ diện trước fandom của mình, họ vẫn cứ sống như những cá nhân rất bình thường. Và chỉ có chính bản thân họ biết rằng họ chính là fan cứng của văn hóa 2D.

3. Otaku “thích thể hiện”

Từ Itaota có nguồn gốc từ từ itai trong tiếng Nhật, tức là “phiền muộn, chật vật”, ý chỉ những sự vật hay sự việc khiến người đối diện cảm thấy hơi bị “choáng ngộp” bắt gặp.

Những chiếc túi itabag treo đầy những vật phẩm 2D.

Giống những nhân vật anime được in lên xe hơi itasha ở Akihabara, những người thuộc nhóm Itaota thường không ngại ngùng trong việc bộc lộ rằng họ chính là Otaku, nhưng họ thoải mái không có nghĩa là họ hòa nhập với hoạt động xã hội.

Đeo những chiếc túi thế này đi học cũng không sợ đụng hàng phải không nào?

Nhận biết nhóm người này thường khá dễ dàng, chỉ cần bạn bắt gặp một chàng trai hay cô gái cứ lầm lầm lì lì dạo Akihabara vào cuối tuần, vai đeo chiếc túi itabag thì đấy chính là Itaota đấy.

4. Otaku sống thực tế (Riaju Otaku)

Riaju còn có nghĩa là “kiểu thực tế”. Thuật ngữ này được các Otaku Nhật dùng để mô tả trạng thái đối lập của mình: ví dụ như ngày xưa họ thường thích dành thời gian cho cuộc sống riêng và các nhân vật 2D thay vì trò truyện cùng bạn bè đời thực. Tuy nhiên, tác giả Yohei cho biết rằng ngày nay có rất nhiều người chia đều thời gian của mình cho cả những nhân vật 2D hư cấu và những người bạn ngoài đời thực.

Ông Yohei còn cho biết thêm nhờ có mạng xã hội mà các Otaku sống cởi mở hơn, mạng lưới kết nối con người với con người dường như đã xóa bỏ mọi khoảng cách về địa lí cũng như cảm xúc.

Kết

Tuy 4 dạng Otaku nêu trên không được biết đến rộng rãi bằng các thuật ngữ quen thuộc như Shinigami (tử thần) hay Sailor Senshi (các nàng thủy thủ Mặt Trăng), ông Yohei đã thực sự vạch ra một sự thay đổi hoàn toàn mới trong nền văn hóa 2D Nhật Bản, tức truyền đạt cho mọi người biết rằng các định kiến về Otaku cũng đã gần như bị xóa nhòa. Và tất nhiên Otaku cũng có một nét nghĩa riêng biệt của nó, kiểu như không hẳn ai là “mọt sách” thì cũng là Otaku.

Theo The Otaku Times

Vậy còn bạn, bạn thuộc nhóm nào trong 4 nhóm kể trên? Cùng tham gia bình chọn nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Hé Lộ Nội Dung Tập Anime Đặc Biệt Của Owari No Seraph

Hồi hộp với Trailer thứ hai của Anime Yu-Gi-Oh!: The Dark Side of Dimension