in ,

Ngành công nghiệp Anime Nhật Bản vẫn cần các Otaku để tồn tại

Hẳn chúng ta đều đã biết đến các nhận xét đầy bi quan của những trụ cột huyền thoại trong ngành công nghiệp anime như Miyazaki Hayao khi ông cho rằng ngành công nghiệp anime đang thụt lùi vì có quá nhiều otaku, hay người đã sáng tạo ra huyền thoại Evangelion – Anno Hideaki – khi ông thậm chí còn cho rằng ngành công nghiệp anime sẽ sớm sụp đổ. Tuy nhiên, trang tin Japan Info đã đưa ra những phân tích chứng minh điều ngược lại.

Nếu nhìn chung vào tình hình sản xuất anime hiện nay, có thể nói nó vẫn đang trong trình trạng tốt, ít nhất là hiện tại khi hàng loạt những series anime mới và những phần tiếp theo của các series cũ đã đang và sẽ được ra mắt trong năm 2015 và thậm chí đã có rất nhiều bộ phim “đặt chỗ” trước trong năm 2023. Những cộng đồng fan khổng lồ vẫn đang tồn tại và phát triển ở cả trong và ngoài Nhật Bản.

Anno Hideaki từng có những tuyên bố dự đoán về sự đi xuống của ngành công nghiệp Anime Nhật Bản

Tuy nhiên, không thể nói là không có những trục trặc. Từ năm 2009 đến năm 2013, ngành công nghiệp anime suy thoái khi doanh số bán đĩa của các studio liên tục giảm. Rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đã nhận ra những tiềm năng và lợi nhuận của phim hoạt hình và đang ra sức đầu tư vào nó, anime ngày càng gặp nhiều sự cạnh tranh hơn. Điều này làm dấy nên quan ngại về việc liệu ngành công nghiệp anime có đang tổn thương và sắp sụp đổ đúng như lời của Miyazaki Hayao và Anno Hideaki hay không?

Các cách hiểu khác nhau về Otaku

Vì Miyazaki đã nhắc tới thuật ngữ “otaku” trong phát biểu của mình nên việc hiểu được thuật ngữ này là gì và cách hiểu từ này ở các nền văn hóa khác nhau sẽ rất quan trọng. Ở Nhật Bản, đây được coi là một từ cấm kỵ vì nó chỉ những người dành hầu hết thời gian ở nhà và tránh tương tác xã hội với người khác.

Nói ngắn gọn, otaku là những người bị ám ảnh, yêu thích cuồng nhiệt một điều gì đó đến nỗi họ dành phần lớn thời gian ở nhà để say mê với niềm vui và sở thích của họ.

Tuy nhiên, cùng với sự du nhập văn hóa anime/manga, cách hiểu về otaku cũng thay đổi với những quốc gia ngoài Nhật Bản. Cụ thể là ở phương Tây và một số nước Châu Á, otaku được hiểu là những người yêu thích một cách cuồng nhiệt và sưu tầm các vật phẩm về anime/manga, và điểm khác biệt lớn nhất là thay vì xa lánh xã hội họ lại thường tham gia các diễn đàn cùng nhau thảo luận về thông điệp được truyền tải trong mỗi series anime, tranh luận và bày tỏ quan điểm về một số chi tiết của bộ phim và thậm chí thảo luận về những khả năng câu chuyện sẽ kết thúc. Đa số những người này thường khá thân thiện và nhiệt tình hướng dẫn những người khác tham gia cộng đồng.

Tại sao ngành công nghiệp anime vẫn cần các Otaku?

Đầu tiên, họ chính là người bỏ tiền ra nuôi sống các studio anime bằng cách mua đĩa và các vật phẩm liên quan, họ cũng chính là những người mua vé tham dự các buổi biễu diễn, sự kiện anime. Khi đã nhắc đến vấn đề làm ăn, thì doanh số là tối quan trọng. Chừng nào còn cảm thấy thị trường vẫn vững vàng và tạo ra lợi nhuận thì các nhà sản xuất còn có lý do để làm ra những sản phẩm chất lượng.

Một cửa hiệu ở Akihabara.

Thứ hai, chính những otaku là những người tham gia nhiều nhất vào việc truyền bá những bộ phim, vật phẩm có liên quan đến anime ra khắp thế giới. Các nhà sản suất có thể tung ra những trailer bom tấn cho sản phẩm anime mới của họ. Nhưng chính những otaku là người chia sẻ thông tin đó trên các phương tiện truyền thông xã hội mà họ tham gia vào. Một số người thậm chí còn viết những bài preview, đánh giá anime đó và bài viết đó lại được chia sẻ bởi nhiều người hơn, trước khi các studio Nhật chính thức giới thiệu thì tin một bộ anime mới sắp ra mắt đã lan nhanh như cháy rừng.

Thứ ba, bằng nhiều cách khác nhau, những nhà sản xuất phải lấy cảm hứng từ quan điểm của những người theo dõi sản phẩm của mình. Để một anime trở nên nổi tiếng, nhà sản xuất phải khơi được sự hứng thú của người xem và bằng cách nào đó chạm tới được những cảm xúc bên trong họ. Chính vì thế, các otaku đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng thị trường anime.

Bìa bài báo cáo của “Hiệp hội phim hoạt hình Nhật Bản” năm 2014.

Tất nhiên, trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh thị trường và những thay đổi trong xu hướng là một thách thức rất lớn với ngành công nghiệp anime Nhật Bản. Nhưng với sự ủng hộ nhiệt tình của các cộng đồng fan hâm mộ, ngành công nghiệp này nhất định sẽ còn tiếp tục phát triển trong một thời gian dài. Bằng chứng là theo báo cáo của “hiệp hội phim hoạt hình Nhật Bản” thì trong năm 2014 ngành công nghiệp anime đã tăng trưởng trở lại với con số lên đến 10,4%. Do đó các bạn hãy lạc quan lên, vì tương lai của anime vẫn còn tươi sáng lắm.

Theo The Otaku Times

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Top 10 bộ anime mùa thu fan “cạch mặt” hẳn sau khi xem tập đầu

Hình ảnh so sánh một số điểm khác biệt giữa Prison School live action với Anime và Manga