in

Mangaka – Xương sống của ngành công nghiệp Manga/Anime Nhật Bản

Như chúng ta đã biết phần lớn các bộ anime nổi tiếng đều được chuyển thể từ các tác phẩm truyện tranh Nhật Bản, liệu chúng ta có thể phủ nhận đóng góp to lớn của Manga đối ngành công nghiệp Anime, đặc biệt là đóng góp của các Mangaka – Những người tạo nên những bộ truyện tranh?

Hiện nay, 30% các ấn phẩm xuất bản được bán ở Nhật Bản đều là Manga hoặc tạp chí Manga. Manga là một phần quan trọng trong ngành công nghiệp in ấn, xuất bản của Nhật Bản, nó đóng góp lên đến 420 tỷ ¥ trong tổng doanh thu ngành xuất bản Nhật Bản (số liệu năm 2009). Manga được ưa chuộng ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn, thậm chí cả những người già, nó cũng chẳng phân biệt đối tượng độc giả là nam hay nữ.

Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung nói về những người sáng tác Manga hay còn gọi là các Mangaka – những người được ví như xương sống của ngành công nghiệp Manga và Anime.

Vai trò của Mangaka

Mangaka dĩ nhiên là người chịu trách nhiệm cho tác phẩm do mình sáng tác. Họ chịu trách nhiệm tất cả mọi thứ liên quan đến phần sáng tạo của truyện như: đặt tiêu đề, từ cố truyện đến việc chuyển hóa thành những hình ảnh trên giấy. Đây chính là điểm khác biệt lớn của Manga so với truyện tranh của người Mỹ (hay gọi là Comic), những bộ comic thường tập trung lại nhiều thành viên: nhà văn là chịu trách nhiệm về cốt truyện, các nhân viên đánh lời thoại cho truyện, và các công việc khác cũng được phân chia: từ phác thảo, lên màu, hoàn thiện,…

Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế các Mangaka cũng có các trợ lý của mình để thực hiện một bộ truyện. Thậm chí cũng có thể giống như Comic, tác giả cho cốt truyện là một người còn người phục trách chuyển thể lại là một người khác và Death Note là một điển hình cho sự hợp tác giữa: một người viết và một người vẽ. Mặt khác, khi nói đến các trợ lý của Mangaka, có thể nói họ vừa làm giúp các Mangaka một phần công việc, tuy nhiên làm trợ lý cũng chính là bước đầu để học hỏi kinh nghiệm cho việc hướng tới trở thành một Mangaka. Các bạn có biết ODA (tác giả của One Piece) cũng đã từng có thời giam làm trợ lý trước khi cho ra mắt One Piece chưa?

Mangaka là một nghề đòi hỏi sự nghiêm túc và là nghề gian khổ

Hầu hết các bộ truyện tranh Nhật Bản đề được đăng lên trên các tạp chí, có thể là Tuần san (một tuần ra một chương), nguyệt san (một tháng ra một chương),… Các chương riêng lẻ này sau đó sẽ được nhà xuất bản tổng hợp, chỉnh sửa và phát hành thành các Volume (hau còn gọi là: tankou-bon (単 行 本))

Bởi vì áp lực công việc, và áp lực từ nhà xuất bản, việc khó khăn nhất đối với một Mangaka đó là việc chạy đua với thời gian. Đặc biệt với những chương được đăng trên tuần san áp lực về thời gian lại càng kinh khủng hơn. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh các Mangaka buộc phải chấp nhận nếu không muốn bị bỏ lại. Ở bài trước tôi có giới thiệu đến các bạn về giờ làm việc của một số Mangaka nổi tiếng, sau khi xem nó bạn có thể cảm thấy áp lực kinh khủng đến dường nào. Các bạn có thể đọc bài viết đó tại đây

Mangaka là một nghề đòi hỏi sự nghiêm túc và không kém phần mệt mỏi, tuy nhiên lương thì chẳng tốt tý nào hay nói thẳng ra là lương rất thấp. Đa phần cá Mangaka đều phải tự thuê và trả lương cho các trợ lý của mình. Không phải Mangaka nào cũng giàu, chỉ những Mangaka có bộ truyện cực kỳ nổi tiếng và được phổ biến thì mới có thể dựa vào “gà son” của mình để “đẻ” ra tiền mà thôi. Nói chung Mangaka là một cuộc chiến, một là bạn thành công rực rỡ hai là bạn sẽ bị đá xuống địa ngục.

Làm thế nào để trở thành một mangaka?

Bạn muốn trở thành Mangaka? Hãy sẵn sàng để tham gia một thế giới mà sự cạnh tranh ở đó là cực kỳ khốc liệt. Nếu muốn biết nó như thế nào các bạn có thể đọc bộ truyện Bakuman để hiểu rõ hơn.

Doujinshi cũng là một sự lựa chọn cho bạn, đây là mốt sản phẩm do bạn tự sáng tác nó đại loại tương đương với fan-fiction vậy. Rất nhiều người sáng tác Doujinshi đã được các tác giả của bộ truyện gốc công nhận. Điển hình như Toyotarou, người đã tạo ra parody manga Dragon Ball của Dragon Ball AF, đã trở thành họa sĩ cho bộ truyện Dragon Ball Super được đăng trên V Jump vì phong cách vẽ của ông rất giống của các tác giả bộ truyện gốc.

Nói chung, bất cứ ai cũng có thể là một mangaka miễn là họ bạn có niềm tin. Quốc tịch, chủng tộc, giới tính, tuổi tác không quan trọng. Tất cả những gì quan trọng đối với các nhà xuất bản là bạn có thể tạo ra một bộ Manga ăn khách hay không mà thôi.

Bạn đã sẵn sàng cho cuộc sống của các mangaka?

Đời sống của các mangaka nhìn chung là khắc nghiệt. Nếu manga của bạn không bán được, dĩ nhiên thu nhập của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với làm việc cho một công ty ăn lương. Bạn cần phải kiên nhẫn, chăm chỉ làm việc, bởi để có được thành công trong ngành công nghiệp này chẳng đơn giản chút nào đâu!

Hãy thử sức….. Biết đâu bạn sẽ có một mangaka nổi tiếng!

What do you think?

In this corner of the world được cấp phép ở Anh, Pháp, Đức, Mexico và 10 nước khác

Họp báo tổng kết My Hero Academia: My Hero Academia Season 2 đang được sản xuất