Mới đây, tin tức về việc Miyazaki Hayao trở lại sau khi tuyên bố nghỉ hưu (cụ thể, ông đã sẵn sàng trở lại đạo diễn một bộ phim dài tập) đã lan rộng khắp nơi một cách nhanh chóng, làm nóng các cuộc bàn luận giữa các fan anime.
Nguồn là từ một chương trình đặc biệt của NHK – Owaranai Hito: Miyazaki Hayao – phát sóng vào Chủ nhật, ngày 13 tháng 11 năm 2024. Chương trình xoay quanh điều mà vị đạo diễn nổi tiếng muốn hướng đến kể từ thông báo nghỉ hưu từ hai năm trước. Nhưng lý do thật sự cho quyết định này là gì? Điều gì thúc đẩy ông đi đến tuyên bố này trong giai đoạn ấy?
Và giờ thì chúng ta đã có được tí thời gian để suy ngẫm, hãy cùng nhau tiến gần hơn và nhìn kỹ hơn từng dòng trong mảng tin tức hấp dẫn này.
Cùng nhau bắt đầu bằng cách vào thẳng vấn đề và tiếp tục vào điều mà bài bài tường thuật của chương trình đặc biệt NHK miêu tả, khi mà ngọn lửa trong tim Miyazaki lại một lần nữa bùng cháy để ông lại bắt tay vào một công việc quan trọng của việc sản xuất phim.
Đó là một cảnh tại phòng họp của Studio Ghibli, nơi mà ông nói chuyện với Kawakami Nobuo, giám đốc của công ty truyền thông Dwango – nổi tiếng với Nicoico và Triển lãm Hoạt hình Nhật Bản. Một trong những dự án của họ là Phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo Dwango.
Trong buổi họp, Kawakami và nhóm của ông giới thiệu một loạt clip về các bài test CGI render về những thứ dị thường, những cơ thể trông giống zombie, tự kéo bản thân lê lết trên mặt đất bằng đầu và khuỷu tay trong hình dáng kỳ lạ và không hề thoái mái tí nào. Điều này cho thấy, nếu muốn nhân vật lê lết bằng đầu trên mặt đất, trí thông minh nhân tạo trên máy tính có thể lập một thuật toán để tính toán một chu kỳ chuyển động thực tế cho cách mà tay, chân và các bộ phận cơ thể khác sẽ chuyển động.
Kết quả là, dĩ nhiên, làm Miyazaki thấy kinh tởm. Ông ngay lập tức đáp lại họ, bảo rằng họ không hề tôn trọng cuộc sống tí nào. “Ai mà có thể tạo ra thứ như thế này không hề nghĩ về nỗi đau,” ông nói, giải thích ông và người bạn tàn tật của ông ngay cả một cái đập tay với nhau còn cảm thấy khó khăn. Về điểm này, Suzuki Toshio, nhà sản xuất của Ghibli và là người đã hợp tác lâu năm với Miyazaki bỗng xen vào và hỏi họ “Rốt cuộc là các anh muốn làm gì?” Câu trả lời là tạo ra máy móc có thể tạo ra hoạt hình như con người thật.
Tiếp đó, Miyazaki tỏ ra buồn bã, rõ ràng là không còn niềm tin còn lại ở con người, và tận thế sắp đến. Và kế tiếp là một cảnh mà tại thời điểm này trở nên dậy sóng, được đưa tin trên nhiều đài phát thanh, về việc ông đưa cho Suzuki kế hoạch về phiên bản phim dài tập của Kemushi no Boro, bộ phim ngắn ông đang thực hiện. Suzuki bảo Miyazaki tưởng tượng xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu ông bất thình lình qua đời trong lúc đang làm phim, và một nhân viên camera đùa rằng “Thì đó chắc chắn sẽ trở thành một hit dữ dội!”, và Miyazaki thì đáp rằng “Trong trường hợp đó thì tôi phải chết thôi.”
Hãy đi chi tiết hơn vào vấn đề. Nguyên nhân sâu xa Miyazaki nghỉ hưu chính là do ông tự bỏ, vì ông không còn đủ sức, về mặt thể chất, để chỉ đạo dàn staff cả trăm người, điều cần thiết để sản xuất một bộ phim dài tập.
Điều mà một người, bình thường sẽ nghĩ khi nghe điều này, chính là: người nối tiếp ông ấy đâu? Ông ấy đã từng chắc chắn cân nhắc về một ai đó thay thế ông ấy? Một kẻ học việc tiếp nhận công việc từ một bậc thầy?
À thì, có, có người đấy chứ. Người đó là Kondo Yoshifumi, nổi bật với tác phẩm Whisper of the Heart.
Anime Whisper of the Heart
Các nhà nghiên cứu anime và tác giả cuốn Tiểu sử Miyazaki bản tiếng Anh là Helen McCarthy, dự đoán kịch bản này trở lại năm 1990 trong sách của cô, Miyazaki Hayao: bậc thầy hoạt hình Nhật Bản: “…Ngoại trừ Kondo, theo truyền thống thì Ghibli chưa từng có một người thừa kế nào.”, bà viết. “Tương lai sẽ được đảm bảo về mặt uy tín và tài chính, nhưng nếu không có những đạo diễn năng nổ mới, hoạt động của Ghibli cuối cùng cũng sẽ dừng lại.” McCarthy biết điều này, và bản thân Miyazaki cũng biết.
Không may, Kondo qua đời rất sớm, năm 1998, năm Princess Mononoke ra đời, và cũng là năm Miyazaki thông báo nghỉ hưu.
Kondo Yoshifumi – đạo diễn của anime Whisper of the Heart
Miyazaki khẳng định ông đã cố hết sức để nâng đỡ thế hệ làm anime mới, nhưng mà không có kết quả. Ông nói thế này: “cái studio nuốt chửng con người ta.” Một sự giải thích đó là bản thân ông chính là người đã làm điều này – khi ông rèn luyện họ, ông tiếp thu mọi kỹ năng của người trẻ, vì vậy ông lại càng trở nên giỏi hơn, trong khi lớp trẻ trở thành cái vỏ rỗng. nếu chúng ta theo thuyết này, thì câu trả lời rất đơn giản: cuối cùng thì ông phải rời đi và chấm dứt sự nghiệp vì không còn bất kỳ ai để nối gót, đặc biệt là sau sự qua đời của Kondo.
Nhưng có vẻ là ông đã trở nên buồn chán và bất mãn với những ngày tháng không lo nghĩ sau khi “nghỉ hưu”, ông lại khao khát một lịch trình, một mục tiêu để cố gắng. Khi được hỏi về động lực sản xuất phim ngắn Boro, ông trả lời một cách đơn giản “Vì không làm gì hết thì chán lắm. Vậy thôi.” Còn với phim dài tập, ông mong chờ vào động lực này, nhưng phủ định các tuyên bố trước đó. Như ông nói “Nếu tôi bắt đầu bây giờ, và mất khoảng 5 năm, tôi sẽ 80 tuổi khi nó được hoàn thành. Tôi chỉ không thể nói tôi làm một bộ phim chỉ đơn thuần dựa trên một ý tưởng bất chợt. Nếu tâm trí tôi không còn nữa thì sẽ có chuyện lớn” cho tất cả những người mà ông đã tập hợp và thúc đẩy trong dự án. Tất cả sẽ là vô nghĩa. Vậy nên ông bị kẹt ở tình thế tiến thoái lưỡi nan. Ông muốn làm việc, nhưng sự cống hiến là quá lớn để ông dành vào đó với thời gian còn lại có giới hạn của mình với thế giới này. Cùng lúc đó, những ngày tháng vô nghĩa không mục đích cứ trôi qua cũng không phải là cách mà ông muốn trải qua.
Tin gần đây cho biết Yasuda Michiyo “Yacchin”, chỉ đạo màu sắc của Ghibli, qua đời ở tuổi 77 vào tháng 10. Điều này khiến Miyazaki nhận ra rất nhiều bạn bè đồng chí của ông đã bỏ lại ông. Điều này buộc ông phải đối mặt với sự thật – nếu ông muốn làm gì, ông phải làm ngay bây giờ. “Tốt hơn là chết trong lúc đang làm việc còn hơn là chết mà không làm gì cả.”
Yasuda Michiyo – Nghệ sĩ tô màu của Ghibli
Ở điểm này thì không còn là về Ghibli nữa. Đây là về Miyazaki, và sự trân trọng cuộc sống của riêng ông. Nếu không thể đào tạo các nhà làm phim trẻ nữa thì đây là nỗ lực cuối cùng để làm gì đó, dùng cái đó để khiến người ta làm việc cho ông. Ông có niềm tha thiết mãnh liệt để nhận ra lý tưởng của mình, và ông muốn thực hiện điều đó mà không hối tiếc. Cuộc đời quá ngắn mà.
Và không nên quên rằng ông và “vị thần manga” Osamu Tezuka là địch thủ. Cả hai đều cứng đầu nhưng rất kiên quyết. Miyazaki muốn chứng minh rằng manga có thể được dùng với nhiều cách và không thích các kỹ xảo hoạt hình giới hạn của Tezuka phổ biến. Tezuka, về phần mình, cũng cố gắng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong suốt những năm 1980, thập kỷ cuối cùng của ông, trong khi một vài người cho rằng ông đã lỗi thời rồi.
“Vị thần manga” Osamu Tezuka
Giờ thì có vẻ Miyazaki đã ra mặt chứng minh rằng ông không giỏi hơn, rằng máy tính và máy móc sẽ không thay thế óc sáng tạo của con người. Và miễn là ông còn sống, ông sẽ không kìm nén tâm hồn sáng tạo của mình. Điều này, tách rời ông khỏi máy móc, và cũng là lẽ tất nhiên.