in

Tại sao Anime ngày càng ngắn và càng ít season hơn?

Có một thành viên đã đặt câu hỏi rằng: “Theo mình tìm hiểu thì thời gian trở về trước những bộ anime thông thường có từ 50 đến 100 tập (đơn cử như: Yu Yu Hakusho, Saint Seiya, Naruto, Bleach, One Piece, Full Metal Alchemist,…). Nhưng hiện nay dù một bộ anime đều chỉ giao động từ 11-13 hoặc 24-26 tập phim. Các bạn có thể cho mình biết nguyên nhân có phải do ngành công nghiệp anime Nhật Bản đang chuyền sang sản xuất những bộ anime “ngắn” hay không?”

Đây là một câu hỏi thực sự khá thú vị. Bạn đã từng hỏi tại sao Anime ngày càng ngắn và ít Season hơn chưa? Chắc chắn là có nguyên nhân của nó bao gồm cả vấn đề về tiền bạc.

Dưới đây Manganetworks xin đề cập đến một số nguyên nhân chủ yếu khiến Anime ngày càng bị rút ngắn lại:

1. Do suy thoái kinh tế

Đây có thể xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc cắt giảm chi tiêu trong ngành công nghiệp Anime của Nhật Bản. Có một số nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái từ những năm 1990 và kéo dài âm ỉ cho tới tận ngày nay.

2. Sự già hóa về dân số

Nhiều bạn cho rằng việc này liên quan gì đến việc ngành công nghiệp Anime ngày càng đi xuống? Câu trả lời là có và còn tác động vô cùng mạnh mẽ. Như chúng ta đã biết Nhật Bản đang trong thời kỳ khủng hoảng dân số. Tính đến tháng 6, năm 2015, tỷ lệ sinh ở mức thấp kỷ lục là 1,26 con/một phụ nữ. Điều này cho thấy Nhật Bản là quốc gia có dân số già, những người già ngoài độ tuổi lao động sẽ sớm được nghỉ hưu. Và rõ ràng khi nghỉ hưu, thu nhập của họ sẽ eo hẹp lại và việc thay đổi về thị hiếu giải trí cũng trở nên khác hơn. Ngược lại đa số hiện nay Anime chỉ phù hợp với lứa tuổi trẻ và trung niên, do vậy sẽ có một bộ phận không nhỏ những người lớn tuổi ở Nhật Bản sẽ không có khái niệm “Anime”.

Nói tóm lại:

  • Do suy thoái kinh tế mà các nhà sản xuất sẽ chẳng mạo hiểm đầu tư vào những anime dài hơi.
  • Hầu hết những bộ anime đều có xu hướng dành cho trẻ em, người trẻ tuổi. Sự già hóa về dân số sẽ dẫn đến việc thị hiếu ngày càng thay đổi mà anime chưa có thể bắt kịp.

3. Tại sao lại là ngắn hạn mà không phải dài hạn?

Các nhà sản xuất anime điều đầu tiên họ quan tâm đến đó chính là lợi nhuận thu lại. Trước khi bắt tay vào sản xuất một bộ Anime họ sẽ cân nhắc làm sao để phí bỏ ra ít nhất mà vẫn thu về lợi nhuận khả quan. Họ sẽ đặt câu hỏi:

  • Mục tiêu hướng tới là ai?
  • Chi phí sở hữu bản quyền bao nhiêu?
  • Chi phí để sản xuất Anime đó là bao nhiêu?
  • Lợi nhuận thu về liệu có khả quan hay không?

Có một thực tế rằng, hiện tại anime có giá trị “rẻ” hơn khá nhiều so với những bộ Anime ở giai đoạn từ năm 1980 đến đầu những năm 1990 – giai đoạn trước khi nền kinh tế Nhật Bản bước vào suy thoái.

Do vậy việc đầu tư vào các bộ anime ngắn sẽ giúp cắt giảm chi phí và rủi ro sẽ ít hơn. Gỉa sử nếu một dự án phim dài 100 tập gặp một chút sự cố chẳng hạn như: doanh thu không khả quan, lỗ nặng,… các nhà sản xuất sẽ phải xem xét để cắt giảm và nghiêm trọng hơn có thể phải hủy dự án. Chính vậy mà hiện nay đầu tư về ngắn hạn vẫn là bước đi an toàn nhất đối với các nhà sản xuất.

Về vấn đề những bộ anime như Dragon Ball, One Piece, Naruto lại sản xuất kéo dài và thậm chí có cả phần ngoại truyện đó là bởi đây đều là những bộ Manga ăn khách, do vậy bản thân những anime đã có một lượng khán giả nhất định.

4. Việc thay đổi về xu hướng anime

Hiện nay bạn có thể dễ dàng nhận biết, đa số các bộ Anime Nhật Bản đều tập trung vào thể loại dành cho giới trẻ như: Shounen, Shojo,… Lý do để giải thích điều này vô cùng đơn giản, đó là bởi khán giả của những bộ Anime này đa số đều là những người trẻ tuổi – họ có nhiều thời gian và có thu nhập cao hơn so với những người lớn tuổi.

5. Sự phát triển của những sản phẩm ăn theo!

Hiện tại những sản phẩm ăn theo những bộ Manga, Anime không phải là hiếm. Và đây chính là miếng đất màu mỡ đã và đang được khai thác triệt để. Chẳng hạn như một đứa trẻ thích Doraemon thì đứa trẻ đó sẽ thích mua những đồ có liên quan hoặc có hình về nhân vật mà những đứa trẻ đó thích. Đó là nguyên nhân các Anime hiện tại đều bao gồm những sản phẩm kèm theo để quảng bá hình ảnh.

Đặc biệt đó là xuất hiện các Ova. Các bạn hãy để ý rằng, những bộ Anime hiện nay thường xuyên ra những bộ OVA. Tại sao vậy? Đó là bởi vì việc cắt giảm chi phí khiến cốt truyện của Anime bị lược bỏ khá nhiều, dẫn đến việc khó hiểu và từ đó OVA xuất hiện để giải quyết.!

Tóm lại, sự tác động của nền kinh tế đang ảnh hưởng rất nhiều đến nền công nghiệp Anime của Nhật Bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Manga kinh dị Chimamire Sukeban Chainsaw được chuyển thể thành Live action

Ajin – Siêu phẩm Manga năm 2014 được chuyển thể thành Anime