in ,

Ngành Công nghiệp Anime tuyệt vọng tìm kiếm Nhà hoạt họa

Ngành Công nghiệp anime đang được duy trì bởi nguồn nhân lực thiếu năng lực làm việc dưới sức ép quá tải lại không ngừng tăng lên. Đây liệu có thể là một mô hình bền vững??

Nguyên trạng bàn làm việc từ Shirobako

Anime có lẽ sẽ sớm đối mặt với khủng hoảng nếu không làm gì để chỉ ra sự thiếu hụt những nhà hoạt họa mới tham gia vào ngành công nghiệp này. Một bài báo gần đây do Goboiano thu thập từ một series tweet của một nhà hoạt họa, Thomas Romain, đã bộc bạch sự khó xử về tình trạng ngành Công nghiệp anime với việc Attack on Titan Season 2 chỉ có 12 tập thay vì 25 tập.

Gửi đến những bạn thất vọng vì Attack on Titan Season 2 chỉ có 12 tập. Rất buồn nhưng sự thật là thiếu nhân lực vì việc sản xuất anime bị quá tải.

Bây giờ gần như là bất khả thi để tạo ra 26 tập phim chất lượng cao. Các Studio đã làm hết sức trong lịch trình nhận được từ khách hàng.

“Với những người mới như Netflix, Amazon ở US và các nhà đầu tư Huge Chinese, các Studio anime Nhật càng ngày nhận càng nhiều lời yêu cầu sản xuất”.

(Thomas (@Thomasintokyo) đăng trên Twitter ngày 31/3/2017)

Bị hoãn tới tận 4 năm dài đằng đẵng và comeback với Season 2 số tập lại ít hơn đã gây ra một làn sóng phản ứng gay gắt dữ dội trên Twitter giữa các fan.

Một số phản hồi của fan về việc AOT SS2 chỉ có 12 tập trên Twitter ngày 30/1/2017:

–  Rocío Fernandez Maya (@RochitaBlack): @anime_shingeki Tôi không chấp nhận được điều này. Nếu đã định phát hành chỉ 12 tập phim, thế quái nào lại bắt chúng tôi đợi tới 4 năm? Manga chap 50 đã ra từ năm 2013 rồi!

– Nabila R (@nabilarmdhni): @anime_shingeki Tôi ghét các người vì cho chúng tôi chỉ 12 tập phim cho SS2 cái quái gì vậy chứ mọi người đã chờ 4 năm như thế và đây là điều các người làm à.

– loklok2422 (@ykl987): @anime_shingeki Thật không thể chấp nhận được việc chỉ có 12 tập cho SS2, ít nhất cũng phải được 25 tập như SS1 chứ.

Tin tức này đã gây bão trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Reddit– nơi mà nhiều người bình luận quan tâm đến tình trạng hiện thời của ngành Công nghiệp anime. Một Redditor khẳng định rằng tỉ lệ sinh giảm của Nhật chính là một nhân tố tác động, trong khi một người khác thì đổ lỗi cho sự “tham lam” của các Studio anime.

Tiền lương ít ỏi là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà hoạt họa tránh xa ngành này. Kotaku đã tổng hợp kết quả một cuộc khảo sát vào năm 2015 về mức lương trung bình của các công việc trong ngành Công nghiệp anime. Những người có doanh thu cao nhất ví dụ như là Đạo diễn series với mức lương trung bình là 540.833 yên/tháng (5.036$). Tuy nhiên, nếu so sánh với Đạo diễn HollywoodĐạo diễn series truyền hình thì mức lương này là quá bèo. Nếu nhìn xuống thấp hơn nữa sẽ thấy mức lương của những nhà hoạt họa giàu kinh nghiệm chỉ khoảng 235.000 yên/tháng (2.189$), trong khi nhân viện mới chỉ khoảng 92.500 yên/tháng (862$).

Những nhà hoạt họa tập sự kiếm được xấp xỉ 907 yên/giờ (8,4493$), đây là mức lương thấp so với tiêu chuẩn của Nhật. Tùy thuộc vào họ làm part-time hay full-time mà lương cũng sẽ khác. Rất khó để có thể lôi kéo người trẻ tuổi trở thành nhà hoạt họa nếu mức lương chỉ vừa đủ để họ sống trên mức nghèo khổ.

Những nhà hoạt họa phải làm việc cật lực với mức lương quá thấp cũng sẽ phải chịu nhiều vấn đề về sức khỏe bởi vì họ phải đấu tranh với 10 tiếng làm việc mỗi ngày cùng với deadline nộp bản thảo ráo riết. Thậm chí những nhà hoạt họa nước ngoài cảm thấy rằng điều kiện làm việc của ngành Công nghiệp anime quá khắc nghiệt và không thể đạt được tiêu chuẩn sống như ở nước chủ nhà của họ. Trong khi một số người luôn cố vẽ ra một viễn tưởng tươi đẹp về việc làm việc trong ngành Công nghiệp anime thì sự thật là cuộc sống như một nhà hoạt họa không hề tốt đẹp như mọi người hằng nghĩ!

Thay đổi điều kiện học tập, làm việc và lương bổng là điều tối quan trọng trong việc đào tạo một thế hệ nhà hoạt họa mới. Thomas Romain cũng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn các vấn đề sức ép này.

— Thomas đã đăng trên Twitter ngày 31/3/2017

“Vấn đề là: Bạn cần nhiều năm để train staff sản xuất + các trường học dạy về anime hiện đã đóng cửa ở Nhật. Ngày càng ít người muốn làm việc trong lĩnh vực này”.

@Anamewithaguy Lương không hề tốt. Công việc lại quá nhiều.

@juankamilomarin Bởi vì phần lớn không thể xoay sở cuộc sống với mức lương thấp đến nực cười từ việc làm việc trong ngành công nghiệp này.

Chúng tôi chỉ hy vọng rằng một ai đó đang lắng nghe chúng tôi!

What do you think?

[Chính thức] Yama no Susume sẽ có Season 3 vào năm 2023!

Sound! Euphonium sẽ có 2 Anime Movie vào năm 2023