in

Karoshi – Sự nguy hiểm từ văn hóa làm việc của người Nhật Bản

Karoshi, hay còn gọi là chết vì làm việc quá sức, đang là một vấn đề nhức nhối trong lực lượng lao động tại Nhật Bản. Nguyên nhân chính dẫn đến karoshi đó là đau tim do stress, đột quỵ, ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng, và tự tử. Một thời gian dài ở trong trạng thái bị stress gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của những người lao động. Nó đã trở thành một phần của tín ngưỡng cộng đồng từ giữa thập niên 80.

Karoshi

Mới gần đây, một animator có tên Kazunori Mizuno đã qua đời bởi karoshi, cùng với nhiều câu hỏi trong xã hội về thực chất của vấn đề này.

Tuy nhiên, những cái chết liên quan đến karoshi đang dần dần có chiều hướng gia tăng. Trong thực tế, một khảo sát tại Nhật Bản trong năm 2023 ước lượng rằng 20% trong số những người lao động đang trong diện nguy hiểm. Rất nhiều người nước ngoài nhìn nhận vấn đề trên và tự hỏi tại sao chính phủ Nhật Bản lại không có bất cứ động thái nào… Trên thực tế, vấn đề này phức tạp hơn nhiều so với việc ban hành ra một số điều luật và áp dụng việc xử phạt cho các tập đoàn vi phạm.

Văn hóa làm việc nguy hiểm

Karoshi

Khái niệm “Quy tắc làm việc người Nhật” xuất hiện trong khoảng thời gian tái thiết đất nước sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nước Nhật bị tàn phá nghiêm trọng trong cuộc chiến và cần tất cả mọi người phải làm việc hết sức có thể để xây dựng lại đất nước.

Nước Nhật chứng kiến sự nhảy vọt thần kỳ về kinh tế lẫn cả công nghệ trong khoảng năm 1942 đến giữa những thập niên 80 và công lớn đến từ những người lao động chăm chỉ. Nền kinh tế của họ bước vào Thời kỳ vàng son, chính điều đó khiến những nước khác muốn tìm hiểu và học hỏi thế nào là ”văn hóa làm việc và sự hiểu quả của người Nhật.” Các công ty Nhật bắt đầu đề cao sự hi sinh và cống hiến của các nhân viên và dần chuyển nó thành sự kỳ vọng của họ đối với nhân viên của mình.

Nó bao bao gồm nỗi xấu hổ khi rời khỏi văn phòng trước sếp bạn và dấu hiệu của sự yếu kém của bản thân khi kể về những mệt mỏi hay công việc quá tải. Một điều cấm kỵ khác đó là quan niệm làm thêm giờ.

Người ta tin rằng có khoảng 22.7% những nhân viên người Nhật dành hơn 80 tiếng làm thêm 1 tháng – đó là ngưỡng trước khi karoshi trở thành vấn đề. Tuy nhiên, trớ trêu thay việc làm thêm sẽ không tính thêm vào lương do những quy định luật lao động. Những người lao động được yêu cầu báo cáo việc làm thêm giờ cho các tổ chức công đoàn bởi đây là một việc làm không hợp pháp của các công ty. Thế nhưng, người lao động lại chính là những người tự làm sai lệch đi thời gian làm việc của chính mình.

Các công nhân giải thích việc phải làm ngoài giờ là do sự thiếu kĩ năng trong công việc.”Nếu như tôi làm tốt việc của mình, thì việc gì tôi phải làm thêm giờ nữa.” Quan niệm trên cộng với khái niệm chủ nghĩa khắc kỷ (tìm hiểu thêm tại đây) đã đi sâu vào tìềm thức họ khi còn trẻ, chính vì lẽ đó họ nghĩ rằng việc tính toán thời gian làm thêm giờ sẽ gây phiền toái cho chủ của họ và việc khiếu nại về công việc là một hành động đáng xấu hổ.

Chính phủ Nhật có thể thông qua những điều luật về lao động cũng như những quy định để cải thiện tình hình nhưng mọi chuyện không thể thành công được nếu như thiếu sự hợp tác từ phía người lao động.

Mâu thuẫn nơi làm việc

Nếu nói đúng ra, karoshi không phải là một loại vũ khí mà các chủ tập đoàn sử dụng, mà chính cái chết của nhân viên mới là nỗi ám ảnh đối với hoạt động của công ty.

Có rất nhiều công ty, đại loại như Toyota, đã cố gắng giảm thiểu việc làm ngoài giờ, thường thì họ khuyến khích nhân viên làm việc tới 7 giờ tối. Thế nhưng rất khó để có thể kiểm soát việc làm ngoài giờ ở cấp độ tập đoàn khi mà các nhân viên không thông báo hoặc họ chọn đem công việc về nhà. Một vấn đề tương tự xảy ra khi các công ty thi hành chính sách “cấm làm thêm ngoài giờ”. Bạn có thể tắt đèn và nhân viên buộc phải về sớm nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại nhà.

Trên thực tế, Ngân hàng Mitsubishi UFJ, một trong  những ngân hàng lớn nhất thế giới, đề nghị một chương trình cho phép người lao động rời sớm 3 giờ đồng hồ để có thời gian chăm sóc con cái và những người lớn tuổi trong gia đình. Chỉ 34 trong tổng số 7000 nhân viên đặt bút xuống ký.

Điều này đến từ vấn đề xã hội được gọi là “seiken” hoặc “public gaze”. Về cơ bản, đó là nỗi sợ rằng đồng nghiệp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn lười biếng hoặc không đáng tin cậy nếu bạn tham gia vào chương trình cho phép về sớm.

Ảnh hưởng tới hành động tự sát

Phần lớn những cái chết từ karoshi đều do tự sát. Hằng năm, có tới 30,000 trường hợp tự sát tại Nhật Bản. 71% trong số đó là đàn ông chủ yếu ở độ tuổi từ 20 đến 44.

Nạn thất nghiệp chiếm 57% đối với các trường hợp tự tử, bao gồm áp lực từ công việc (ví dụ như làm thêm giờ trong thời gian quá lâu), công việc lao khổ, và sự phiền muộn liên quan đến công việc là những yếu tố quan trọng khác. Thêm đó, những người gọi điện đến đường dây nóng tư vấn phòng ngừa tự tử phải mất đến 30 đến 40 lần trước khi nhận được tín hiệu trả lời bởi vì đường dây luôn bận vì quá đông.

Sự thật đau lòng

Karoshi

Thật đáng buồn khi phải nói rằng tình trạng “karoshi” sẽ khó có thể biến mất trong một sớm một chiều. Nhiều công ty đã cố gắng đấu tranh bằng một số chương trình làm việc, thế nhưng sự thay đổi phải bắt đầu ở mức độ văn hoá, nghĩa là cần RẤT nhiều thời gian để thực hiện.

What do you think?

Anime Movie Donten ni Warau Gaiden sẽ gồm 3 phần và được ra mắt vào mùa đông năm nay

Hé lộ thông tin ban đầu về dự án Anime Isekai Shokudou, phát sóng vào mùa hè năm nay