in

Góc nhìn: “Kabaneri of the Iron Fortress” và bản chất của nỗi sợ

Kabaneri of the Iron Fortress là một trong nhiều những anime đặc sắc trong mùa xuân và thuộc những anime được xem nhiều nhất trong năm nay cùng với Re:Zero. Với thế giới anime hào nhoáng và đa dạng phong cách như hiện nay, nhưng Kabaneri vẫn nổi bật với tạo hình đẹp mắt và là một series zombie thuộc thể loại kinh dị, lấy bối cảnh trong thời kì phong kiến của Nhật Bản. Một trong những đặc điểm khiến anime này rất cuốn hút người xem đó chính là phần hình ảnh được chau chuốt kĩ lưỡng, hành động mãn nhãn và cốt truyện tương đối ổn. Một điểm thú vị trong anime này đó chính là sự tiêu cực từ nỗi sợ mang lại cùng với đó là nguyên nhân gây ra những xung đột và mâu thuẫn.

Hãy cùng điểm qua về bối cảnh một chút. Con người bị chia ra thành những bộ phận cư dân nhỏ, sống tập trung sau những bức tường lớn với nỗi sợ thường trực về sự tấn công của những con quái vật ở bên ngoài (Kabane). Sự kết nối duy nhất với bên ngoài đó chính là hệ thống đường xe lửa được trang bị vũ trang, dùng để vận chuyển người và hàng hóa, luôn chịu những cuộc tấn công liên tiếp của Kabane. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều khu dân cư bị tấn công bởi Kanabe, điểu này khiến cho sức ép được đẩy lên đỉnh điểm. Một tầng lớp samurai thống trị cư ngụ tại thành trì của họ ở trên đồi trong khi những binh lính của họ kiểm soát dân chúng với sự nghi ngờ cao độ, họ sẵn sàng bắn bất cứ người dân thường nào nếu bị nghi ngờ nhiễm bệnh, bất kể người đó đã được xác nhận nhiễm bệnh hay chưa. Trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, những người dân thường vừa phải lo sợ sự tấn công của Kabane ở bên ngoài và lực lượng samurai ở bên trong, không những thế điều này còn kéo theo việc ngờ vực những người không tiếc thân mình để điều khiển con tàu mang hàng hóa cung cấp cho sự sống còn của hàng bao nhiêu con người. Series mang đậm phong cách căng thẳng và sự tuyệt vọng của con người trước thảm họa đang gần kề. Nghe đến đây thì chắc ai cũng nói rằng nội dung chả khác gì Attack on Titan, ừ thì đúng là thế mà.

Một điều mà luôn xuất hiện trong thể loại zombie đó chính là việc kẻ thù thực sự không phải là những con quái vật điên cuồng thịt người mà đó là những người sống sót ở ngay bên cạnh bạn. Cho dù ở trong hoàn cảnh hiểm nghèo hay ở trong môi trường mà mọi luật lệ đều trở nên vô dụng, thì luôn có những thành phần cặn bã cơ hội trong sự hỗn loạn ấy. Điều này càng được chứng minh rõ rằng hơn khi trong hoàn cảnh đối mặt với mối nguy hiểm đang hiển hiện trước mắt và đi ra ngoài sự kìm hãm cũng như sự cân bằng của xã hội hiện đại, con người càng dễ rơi vào trạng thái bị kích động và cuồng loạn. Sự sợ hãi cái chết đã lấn át lí trí con người và khiến cho những hành động của họ trở nên bạo lực, vô nhân tính. Mặc dù chúng ta thấy được sự lạm quyền của tầng lớp samurai trong series, thế nhưng chính Biba mới là người chủ mưu trong việc xúi giục hiệu ứng dây chuyền, nhấn chìm thế giới văn minh còn lại vào hỗn loạn và hắn thực hiện điều này không gì khác bằng nỗi sợ.

Mặc dù đi tới kết luận bằng nhiều cách khác nhau, một điều thống nhất giữa các nhân vật trong Kabaneri rằng sợ hãi chính là nhược điểm. Điều này, không có gì ngạc nhiên, không thực sự chính xác bởi vì series này phân loại nỗi sợ theo hướng tốt và xấu, giống như hai cực trong tự nhiên là sự vị tha và lòng ích kỉ. Tốt, nỗi sợ tích cực là vị tha và đưa nhân vật hướng đến những pha chiến đấu dũng cảm. Xấu, sự sợ hãi mang tính tiêu cực là ích kỷ và khiến cho nhân vật chỉ lo đến lợi ích cho bản thân hơn là của người khác. Chúng ta có thể thấy điều này với ví dụ điển hình đó chính là những con người sống sót trên Kotetsujou trong suốt series. Ban đầu, họ hành động như người dân của bất kỳ tiền đồn khác và phản ứng với các mối đe dọa từ bị đẩy vào đường cùng đến việc phải nổi dậy, nhưng cuối cùng sự khác biệt giữa họ và các nhóm của những người còn sống sót khác trở không còn là vấn đề nữa. Khi nhóm trở nên gần gũi hơn tình cảm được thắt chặt họ càng muốn hi sinh tình cảm cá nhân cho người khác, có thể nhìn thấy rõ nhất trong các hành động của Kurusu và Takumi. Ở trong nhóm ta thấy được có những những nỗi sợ hãi cho sự an toàn của người khác trở thành động lực tích cực để chống lại nguy hiểm.

Quân đội của Biba như một đối thủ tự nhiên của đội Kotetsujou, làm việc như một đơn vị quân đội tao nhã mặc dù hoạt động theo niềm tin ích kỷ rằng kẻ mạnh sẽ tồn tại và kẻ yếu sẽ phải biến mất. Mặc dù ban đầu mạnh hơn Kotetsujou, tuy nhiên mục tiêu của họ được tiết lộ sau này là phá hủy, cố gắng tạo ra một thế giới lý tưởng, phản ánh đúng triết lí của Biba. Không ngạc nhiên gì, điều này đòi hỏi phải phá bỏ ranh giới bảo vệ loài người khỏi kabane và tạo ra một thế giới ác độc mới với kabaneri là đỉnh cao của chuỗi thức ăn. Kế hoạch về cơ bản là thiếu sót ở chỗ nó đòi hỏi sự hy sinh quên mình của hai đồng đội của anh ta, người sẽ đại diện cho những người sống sót trong thế giới lý tưởng mới, để lộ những lỗ hổng trong chính niềm tin của anh ta.

Là những người có triết lí riêng của mình, Ikoma và Biba đều mong muốn vượt lên nỗi sợ hãi. Khi còn nhỏ không thể cứu được em gái của mình do sợ hãi, Ikoma quyết tâm bảo vệ những người mà anh yêu quý. Mong muốn thoát khỏi nỗi sợ của Biba thì bắt nguồn từ sự kinh tởm anh dành cho cha, người đã vô tình làm thương anh ta lúc còn nhỏ trong một giây phút hoảng loạn. Giữa hai người, cuộc đấu tranh nội tâm của Mumei phản ánh sự xung đột bên ngoài khi phải lựa chọn giữa 2 tư tưởng. Việc Mumei có mối liên hệ với những người trên tàu Koutetsujou là một mối đe dọa to lớn đến triết lí của Biba, việc đó nói lên rằng mối quan tâm của cô cho những người ấy theo anh ta là yếu đuối.Trong thực tế, cô chỉ sợ mình sẽ phải trải qua sự mất mát giống như khi mẹ của mình bị giết và Biba đã dùng nỗi sợ đó để thao túng và điều khiển cô. Việc phải chọn bên khiến cho Mumei chấp nhận sự liên kết xúc cảm khiến cô mạnh hơn hoặc là bỏ rơi người khác để bảo vệ bản thân khỏi nỗi sợ hãi.

Nhìn thấy những hành động hy sinh của Ikoma và chiến thắng Biba, Mumei nhận ra rằng tình cảm mình dành cho những người ở Koutetsujo không phải là sự yếu đuối, mà đó là sức mạnh. Ikoma có thể xóa đi thất bại hồi nhỏ bằng việc hi sinh bản thân để cứu người em gái trong Mumei. Biba nhận ra sự thất bại của mình khi phải đối đầu với sự sợ cái chết lúc Ikoma đánh đòn chí tử vào anh, nhận ra rằng anh cũng hèn nhát giống cha của mình.

Còn một nhân vật đáng được nhắc đến khi luôn ở ngoài cuộc xung đột nhưng đại diện cho lí tưởng của cuộc xung đột này là Ayame. Những hành động của vị trưởng tàu Koutetsujou, ngay từ đầu, mỗi quyết định của cô đều rất hợp lí và được dựa vào lòng trắc ẩn. Cô nhiều lần đặt mình vào nguy hiểm để cứu người khác và thậm chí tiết lộ cho các thành viên những suy nghĩ sai lầm của họ trong cơn hoảng loạn. Cô không chỉ là người giữ cho Koutetsujou không bị phá hủy mà còn đưa những người trong đoàn từ một nhóm tị nạn rải rác thành những người sống sót khăng khít keo sơn. Việc không có sức mạnh gì đặc biệt đã không cho cô tham gia những trận chiến quan trọng, thế nhưng việc hành động như một sự chuẩn mực khiến cho nhân vật này trở thành một phần không thể thiếu trong series.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Phải chẳng thực chất Mayoiga là một bộ phim hài?

Top 20 Mangaka được yêu thích nhất 2016 theo bình chọn của Charapedia