in

Death Note của Netflix đã trở thành một thảm họa như thế nào

Death Note đã ra đời hơn 10 năm nhưng vẫn luôn là một cái tên ăn khách, vậy mà Death Note 2017 của Netflix nhận điểm IMDb là 4.7/10, thấp hơn mức trung bình. Netflix quả thực đã cày nát nguyên tác Death Note cho ra đời một thảm họa live-action. Và đây là các lý do...

10 – Thời lượng phim quá ngắn mà cố nhét quá nhiều nội dung

Thời lượng của movie rất ngắn nhưng nhà sản xuất cố đưa vào từ việc Light mới nhận được Death Note cho đến gặp Mia, đấu trí với L. Đó là bao nhiêu tập manga-anime gói gọn trong 1 tiếng 40 phút. Bởi thế nên độ cắt gọt cũng quá mạnh tay.

Mia không có Death Note riêng trở thành đứa thần kinh ám ảnh với Death Note của Light, L với Light cũng không có đấu trí cân não gì mà chỉ như 2 thằng trẻ con tập làm thiên tài, suy luận non nớt, đẩy qua đẩy lại vài manh mối ‘quá là rõ ràng mà không đoán ra được’. Còn thần chết Ryuk như trùm cuối.

9 – Yếu tố máu me không cần thiết

Mặc dù có bầu không khí u ám chết chóc, Death Note bản gốc không hề tập trung tạo nên các cảnh chết máu me của nạn nhân. Thay vào đó, Kira chỉ khiến nạn nhân chết vì đau tim, điều đó giúp xây dựng nỗi sợ về vị thần thanh trừng cái ác để tạo nên thế giới mới, phản ánh luật lệ của Raito về thực thi công lý. Vậy mà…

https://www.youtube.com/watch?v=qRq5rBmRY2M

Bản chuyển thể của Netflix có lẽ nhắm đến lượng khán giả tiềm năng là mấy đứa cuồng gore.

8 – Bối cảnh là ở Mỹ

Đây cũng là lí do khiến nhiều người ghét bộ phim này từ trước khi nó ra mắt, bởi manga diễn ra ở Nhật Bản, nhà sản xuất lại bê nó sang tận Mỹ. Văn hóa khác biệt, tư duy khác biệt, lối sống khác biệt. Cái không khí căng thẳng ở Nhật với các nhân viên cảnh sát, viên chức, học sinh…. đều luôn chăm chỉ nỗ lực làm việc khác hoàn toàn với không khí có vẻ thảnh thơi ở Mỹ, khiến cho không khí căng thẳng của câu chuyện cũng bị giãn đi.

36850183686_5d77a4ba63_o.jpg (2048×1365)

Đã vậy, nhà sản xuất còn xây dựng câu chuyện ở một trường học với rất nhiều thanh thiếu niên “sửu nhi”, các nhân vật chính tính cách cũng rất trẻ con và bốc đồng, thậm chí trường đó có cả prom nó mới vl.

7 – Bối cảnh gia đình của Light bị xáo trộn

Gia đình của Light Turner hoàn toàn bị đảo lộn, thứ nhất, cô em gái Sayu biến mất khỏi phim chuyển thể, thứ hai, cái chết của mẹ Light trở thành nguyên nhân khiến Light bắt đầu dùng cuốn sổ để giết tội phạm.

Trong khi ở manga, mẹ Raito còn sống khỏe mạnh bình thường. Raito ở bản gốc không cần bị chi phối bởi cảm xúc như vậy mới quyết định thanh trừng thế giới. Raito luôn bình tĩnh và thông minh theo đuổi lý tưởng của riêng mình.

6 – Thần chết Ryuk trở thành “kẻ giật dây”

Dù kỹ xảo và giọng lồng tiếng cho thần chết Ryuk rất đẹp mắt, rất hay, nhưng kịch bản phim đã hoàn toàn làm hỏng vai diễn này.

Thần chết Ryuk của Death Note bản gốc có thể rất hứng thú với việc mạng người bị tước đoạt, song hoàn toàn không phải “kẻ giật dây” như Ryuk trong LA của Netflix. Ryuk trong phim quá thao túng Light khiến vai chính là Light mất đi cá tính và nhạt nhòa hẳn so với bản gốc. Chúng ta không còn thấy một Light quyết đoán và thông minh, mà chỉ thấy một Light bị thần chết xúi giục sử dụng Death Note.

5 – Luật về thời gian trước khi chết của Death Note bị thay đổi

Death Note ở trong phim có rất nhiều luật lệ bị cải biên đi so với trong manga, và đặc biệt chán là luật về thời gian trước khi chết của nạn nhân. Trong manga, nạn nhân bị viết tên vào Death Note chỉ có 6 phút 40 giây bị chi phối hành vi trước khi chết, còn trong phim là tận 2 NGÀY. Cho nên Light có thể lập trình hẳn cả một câu chuyện trong 2 ngày đó và giả hôn mê, như thế làm phim nhạt đi nhiều.

Vì sao? Bởi với 6 phút 40 giây ngắn ngủi, trong manga Raito đã thể hiện sự thông minh nhanh nhạy khi dàn xếp một số cái chết của đặc vụ để lấy thông tin có lợi cho mình, tăng tính hack não của câu chuyện lên rất nhiều. Còn Light Turner có tận 2 ngày, như vậy là quá dễ dàng, vậy mà mọi việc cũng chẳng đâu vào đâu.

Và tại sao khi nạn nhân có tận 2 ngày trước khi chết, Light lại sử dụng để cử Watari bay sang nước ngoài tìm hồ sơ và lấy tên thật của L, trong khi sao không làm đơn giản hơn, viết cho Watari đánh bom cả trụ sở FBI trong 2 ngày đó và tự tử luôn. Điều đó không khả thi với 6 phút 40s, nhưng hoàn toàn khả thi với tận 2 ngày.

4 – Mối quan hệ giữa Light và Mia

Misa ở phiên bản gốc luôn là một người bạn gái trung thành yêu tha thiết Raito. Raito lợi dụng điều này để thao túng cô giúp anh đạt được mục đích. Còn chuyện tình của Light và Mia diễn ra ở trường cấp 3 như kiểu chuyện tình yêu học đường vớ vẩn và xoay quanh chịch.

Và tóm lại, Light có yêu Mia hay không? Nếu Light không yêu Mia sao còn xuất hiện với cuốn sổ và giúp Mia? Và nếu Light có yêu Mia, thế quái nào cuối cùng lại giết nó?

3 – Misa giờ là Mia – 1 đứa tâm thần.

Misa là một trong những nữ chính được yêu thích nhất mọi thời đại, cô ấy luôn vui vẻ và ngọt ngào, mặc dù bị Raito thao túng nhưng Misa vẫn cố chấp theo đuổi tình yêu. Nhờ thế mà Light đấu trí với FBI thuận lợi hơn biết bao nhiêu.

Và rồi bản chuyển thể này biến đổi Misa ra sao? À họ chỉ làm Mia thành phiên bản đối lập của bản gốc, muốn giết chóc điên cuồng, không phải vì tình yêu. Trong khi Light quyết định không giết những đặc vụ kia thì Mia đã phản bội Light, Mia thậm chí muốn giết Light để lấy cuốn sổ.

2 – L quá trẻ con và yếu đuối

Khi mới bắt đầu, phim gây cho bạn ấn tượng về một L có vẻ sắc sảo và khôn khéo như bản gốc. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra mình ngu vcl khi tin điều đó. Khi đối mặt với bất kỳ tình huống nguy hiểm nào, L đều có vẻ như đầu óc mịt mù, giống một cậu thiếu niên giả làm thám tử bất tài.

Biểu cảm sắp khóc của L lộ rõ khi Watari mất tích hay khi anh dự định giết Light bằng súng thay vì tìm ra cách vạch trần Kira. L gần như phát điên khi định kết liễu Light bằng trang giấy từ cuốn Death Note.

L gây thất vọng vô cùng khi không còn ngầu và nhạy bén như bản gốc mà hoàn toàn trở thành nhân vật nền cho Light.

1 – Light óc chó quá

Raito Yagami – ngầu, trầm tĩnh, sắc sảo, can đảm.

Còn Light Turner? Vừa chạy vừa la hét, sợ sắp vãi cả ra quần khi gặp thần chết Ryuk.

Một video so sánh vui trên youtube:

Light Turner phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, đưa ra những quyết định ngu người không thể tin được. Đưa Death Note ra trước mặt Mia thú nhận luôn ai bị ghi tên vào sổ sẽ chết, không thèm phủ nhận mình là Kira trước mặt L, thậm chí có phần khoe khoang về điều đó, cuối phim còn tiết lộ cho L là có một trang Death Note trong cuốn sách giải tích của nó ở nhà, Light có vẻ muốn chết hay sao?

Kết quả hình ảnh cho raito yagami gif

Nếu Raito Yagami mang đến cảm giác một thiên tài tâm lý bất thường theo đuổi cán cân công lý méo mó thì Light Turner là một kẻ thua cuộc ngay từ khi phim vừa bắt đầu. Đến main cũng hỏng thì thật sự chẳng còn gì có thể cứu vãn nổi Live-action của Netflix nữa rồi.

Tạm kết:

Netflix đã biến hóa câu chuyện gốc đi theo một hướng hoàn toàn xa lạ với fan Death Note. Dĩ nhiên Netflix có thể chọn cách lấy ý tưởng về cuốn sổ tử thần để làm một phim kinh dị học đường riêng, nhưng nhà sản xuất lại cố giữ nguyên 1 nửa nguyên tác và 1 phần các nhân vật để tạo ra một bản chuyển thể nửa vời, không chỉ không thỏa mãn khán giả mà còn gây khó chịu cho nhiều fan trung thành của bộ truyện.

Ý kiến cá nhân.

What do you think?

Cùng nhìn ngắm những địa điểm ngoài thực tế của anime GAMERS!

Anime kinh dị Ousama Game The Animation tung trailer mới đầy “ma mị” giới thiệu ca khúc chủ đề