in , ,

80% Họa sĩ hoạt họa bỏ việc và 1/4 các xưởng phim đang không kiếm được tiền

Ghi chú: Bài viết sử dụng cách viết tên người của người Nhật hiện tại khi chuyển qua chữ La-tinh, tên trước và họ sau.

Ngành công nghiệp anime là một ngành công nghiệp chứa đầy những nghịch lý. Anime đã ghi nhận mức tăng trưởng lớn mạnh trong ba năm liên tiếp gần đây; tuy nhiên, thực tế 25% xưởng phim anime đang hứng chịu một mức lỗ ròng của năm 2015. Những tin tức mới đây từ tập phim của Oikonomiya, chương trình trên NHK Nhật Bản này đã tiết lộ rằng một số xưởng phim tại Nhật bị thua lỗ nguồn vốn đang dần tăng lên mức 5% kể từ năm 2014.

Báo cáo lỗ ròng từ các xưởng phim anime tại Nhật Bản qua các năm.

Thậm chí còn nhiều u ám hơn cả chính là môi trường kinh khủng của những gương mặt trẻ khi họ chọn làm việc trong ngành công nghiệp anime không khói. Một số ít người cư trú tại Nhà tập thể Họa sĩ hoạt họa Tokyo (một nhóm phi lợi nhuận và thường dành các “ngôi nhà thu nhập thấp” cho các họa sĩ hoạt họa) đã nói rằng họ chỉ cần trả 540 $ US /một tháng nếu là một họa sĩ vẽ cảnh xen giữa các cảnh chính. Thậm chí tồi tệ hơn nữa khi 80% họa sĩ hoạt họa đã từ bỏ công việc trong ba năm đầu tiên của họ, bởi vì họ không thể đủ khả năng cho khoản chi tiêu hoặc sự quá tải từ khối lượng công việc cần làm.

Cách thức hoạt động ở một ngành công nghiệp 15,9 tỉ $ US là mái nhà lại thiếu đi các xưởng phim và thuế kinh doanh cao là gì? Hầu hết các câu trả lời chung chung là ở ủy ban sản xuất. Những tác giả của anime đã bắt đầu có những phàn nàn với hệ thống này; nơi mà ủy ban đem lại cho các nhà xuất bản và những người buôn bán cho đến phần chia sẻ lợi nhuận dành cho nhóm người được nhiều nơi mời mọc – trong khi xưởng phim phải dựa vào sự giảm sút doanh thu bán đĩa.

Ở đây có một số tác giả đã chỉ trích hệ thống này:

Osamu Yamasaki, đạo diễn của loạt phim Hakkenden: Eight Dogs of the East [tạm dịch: Hakkenden: Tám chú chó phương Đông], đã ủng hộ chủ trương điều kiện làm việc tốt hơn dành cho các họa sĩ hoạt họa trẻ. Xã hội đã lãng mạn hóa về hình ảnh “họa sĩ nghèo khổ”, nơi có nhiều nhóm lợi ích đang hưởng lợi nhằm bào chữa việc chi trả cho các họa sĩ hoạt họa dưới mức lương nghèo khổ trong khi lại đòi hỏi khắt khe 10 giờ làm việc liên tục mỗi ngày.

Cựu chủ tịch hãng Gainax là Toshio Okada và Yutaka Yamamoto (đạo diễn phim Wake Up, Girls! –  tạm dịch: Thức dậy nào, các cô gái!) đã tổ chức một buổi đối thoại chuyên đề về sự bất công ở hệ thống ủy ban sản xuất. Hầu hết các thành viên đều không thể hiện sự quan tâm đúng mức trong trong chất lượng bộ phim anime mà họ đang tài trợ, và họ hạnh phúc với doanh thu manga gia tăng hoặc lượng bán mô hình nhân vật (figure) PVC được trả giá hời chênh lệch. Bất chấp sự sẵn lòng của Trung Quốc Đại Lục về quỹ hỗ trợ anime, một lượng lớn các ủy ban sản xuất cự tuyệt làm việc với nhóm người đầu tư bởi vì họ không muốn từ bỏ đi nguồn lợi nhuận kiểm soát 40% của mình.

Mô hình sản xuất hiện đại theo tuyến, làm nó có khuynh hướng gây chậm trễ và tiêu tốn ngân sách.

Kyoko Kotani, đạo diễn hoạt họa cho loạt phim Kuroko no Basket [Kuroko – Tuyển thủ vô hình], đã nói rằng có quá nhiều dự án hoạt hình đang được bật đèn xanh, họ đưa vào lượng công việc quá sức trong khu vực của các họa sĩ hoạt họa kể từ khi ở đó không có thời gian đào tạo chuyên biệt. Cô ấy cũng nói về mô hình sản xuất hiện tại là lỗi thời, dẫn đến hệ quả ngày càng gia tăng số lượng tập phim bị chậm trễ.

Thomas Romaine, đạo diễn nghệ thuật cho loạt phim Symphogear, đã nói về thực trạng các ngôi trường hoạt họa đang dần biến mất khi sự quan tâm trong việc tham gia vào ngành công nghiệp đã bị rơi rụng trong số những người trẻ. Ông cũng ẩn ý rằng bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ các ấn phẩm đều đi đến tay nhóm người sở hữu – và không hề có xưởng phim nào ở trong đó.

Shiro Sasaki, chủ tịch của ANiUTa (ứng dụng phát nhạc anime trực tuyến đầu tiên trên thế giới), đã chỉ trích sự dựa dẫm quá mức của ngành công nghiệp vào Otaku và doanh thu lượng đĩa phim bán ra. Một lượng lớn tiền đến từ cấp phép bản quyền và phân phối quốc tế, nhưng chỉ một số thành viên trong ủy ban sản xuất mới nhìn thấy số tiền này. Các xưởng phim anime thường nhiều lần đá bay khỏi thành viên ủy ban, bởi vậy họ chỉ có thể thu hồi lại số vốn thông qua giá thành bán đĩa Blu-ray và doanh thu DVD đã phát hành. Doanh số đĩa phim đang bị nằm trong cú rơi không phanh từ năm 2006, điều này có nghĩa là các xưởng phim phải bấu víu vào những loạt phim phục vụ nhiều hơn cho nhóm người hâm mộ otaku – tiềm ẩn nguy cơ gây xa cách với lượng độc giả nói chung – khán giả đại chúng. Sasaki cảm thấy điều đó không phải là một mô hình bền vững.

Một báo cáo từ AEYAC, một tổ chức phi lợi nhuận có vai trò hỗ trợ các nhà sản xuất anime trẻ và phát triển kỹ năng cho họ, đã công bố rằng 53% các họa sĩ hoạt họa trẻ phải nhờ vào khoản trợ cấp từ cha mẹ của họ. Trong khi điều này không phải là một vấn đề từ một cá nhân đơn lẻ nào cả, mà do xã hội Nhật Bản đang ngày càng kì thị nhiều hơn về kiểu công việc này bằng cách gắn nhãn những người như thế là “kẻ độc thân ăn bám” hay “những kẻ lương bấp bênh, công việc không ổn định [Freeter]”. Độc thân ăn bám có nguồn gốc ban đầu ám chỉ những người phụ nữ độc thân, nhưng người Nhật Bản hiện nay ám chỉ cả những người đàn ông phải dựa dẫm vào các khoản trợ cấp để đáp ứng các chi phí tối thiểu.  Lương bấp bênh, công việc không ổn định [Freeter] ám chỉ những người làm công việc bán thời gian hoặc trong vai trò người lao động hợp đồng.

 

Dennou Coil là một phim thành công về mặt tài chính và phê bình, nhưng đạo diễn cho rằng đội ngũ làm phim vẫn bị trả lương không tương xứng.

Hai đạo diễn anime Mitsuo Iso (Dennou Coil) và Sunao Katabuchi (Black Lagoon) đã tiết lộ rằng ngay cả các đạo diễn cũng không nhận được nhiều mức lương được trả, cho dù tác phẩm của họ trở thành một thương hiệu đạt thành công về mặt tài chính (phim bom tấn).

Nhà sản xuất Marina Sasaki (Barakamon) đã công kích những quan niệm sai lầm tai hại như kiểu người hâm mộ có thể hỗ trợ các xưởng phim bằng cách mua nhiều ấn phẩm và các sản phẩm gốc. Cô ấy chỉ ra rằng cả hai nguồn thu trực tiếp đó thật tuyệt đối với các tác giả có phim anime gốc cũng như cả với nhóm thành viên ủy ban, nhưng điều đó lại không hề hỗ trợ mặt tài chính cho xưởng phim. Chỉ có doanh số lượng đĩa bán ra mới là nguồn thu chính cho xưởng phim, nhưng cô cũng lưu ý rằng ở ngoài đó cũng không có thật nhiều những người hâm mộ có thể mở hầu bao ra để mua những món đồ xa xỉ đắt tiền mà họ rất thích thú.

Lượng đĩa bán ra là nguồn thu chủ yếu của các xưởng phim Nhật Bản.

Đó không phải là tất cả những nhận định. Shiro Sasaki đã nói rằng ở ngoài kia đã có sự quan tâm ngày càng tăng trong cách tiếp cận với thị trường quốc tế, thị phần có thể giúp bù đắp cho những khoản lỗ khổng lồ tại thị trường Nhật Bản. Hình thức gây quỹ quần chúng tạo nên thành công vang dội như tác phẩm Kono Sekai no Katasumi ni [Tạm dịch: Tại một góc của thế giới] có thể sẽ tạo hướng đi mới cho các tác giả tìm được nguồn vốn.

Tuy nhiên, dường như mối quan tâm lớn nhất của ngành công nghiệp hiện tại lúc này là cách ứng xử với các họa sĩ hoạt họa – những điều cần phải sớm được đưa ra trước khi quá muộn màng.

Kono Sekai no Katasumi ni [Tạm dịch: Tại một góc của thế giới] theo dự kiến có thể sẽ được Encore Films phát hành tại Việt Nam. Phim được công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào ngày 12 tháng 11 năm 2023, MAPPA sản xuất, dưới đây là trích đoạn giới thiệu phim. (Manga Net Works sẽ có đánh giá sơ bộ khi phim được công chiếu).

Source: Goboiano

Writer: Teffen

Translator: Breeze

What do you think?

Live-Action Bleach sẽ được ra rạp vào mùa hè năm 2023

Anime Movie Godzilla: Planet of the Monsters tung trailer đầu tiên với chất lượng hình ảnh và âm thanh đầy ấn tượng