in

6 anime cho những người yêu thích Shigatsu wa Kimi no Uso

Shigatsu wa Kimi no Uso (Your Lie in April) là một anime phá cách khi kết hợp yếu tố nhạc cổ điển luôn kén người nghe với thể loại lãng mạn, Shigatsu mang đến cho người xem một câu chuyện chưa từng có về một tình yêu đẹp nhưng buồn, với chất xúc tác cho tình yêu đến từ âm nhạc, âm nhạc thay thế lời nói và thể hiện rõ tình cảm của người này dành cho người kia. Từng phong cách của nhạc sĩ đều được thể hiện rõ, nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận thấy những nỗi buồn, niềm vui, tức giận và đôi khi là sự thất vọng. Yếu tố hài hước nhẹ nhàng được thêm vào tạo thành một hơi thở độc đáo sau những sự thăng trầm cũng như nỗi buồn và cái kết không thể tránh khỏi. Không nghi ngờ gì khi nói rằng Shigatsu wa Kimi no Uso chính là một ngôi sao sáng trong thể loại anime lãng mạn.

Hôm nay mình sẽ đem đến cho các bạn 6 anime cũng có câu chuyện lãng mạn buồn, có âm nhạc và sự ảnh hưởng của nó đến con người. Hãy cùng điểm qua nhé.

1.Sakamachi no Apollon (Kids on the Slope)

  • Số tập: 12
  • Phát sóng: 13/4/2012 – 29/6/2012

Nhân vật chính là Kaoru Nishimi – một người khá dè dặt và là một nhạc sĩ piano cổ điển, vừa chuyển đến trường trung học trung học Kyushu. Do luôn phải chuyển nhà liên tục, cậu hầu như chẳng có hứng thú gì với việc làm quen với môi trường mới. Mọi thứ cứ như thế cho đến khi Kaoru gặp một cậu bạn trong trường, Sentarou Kawabuchi. Tình yêu của Sentarou đối với nhạc Jazz đã khơi gợi nên lòng thích thú trong Kaoru. Dần dần, cậu chơi piano bởi sự yêu thích với thể loại nhạc thú vị này. Cùng với những kĩ năng của mình, Kaoru nhận ra rằng tiếng nhạc của mình có thể đem đến niềm vui cho người khác, Samakachi là câu chuyện về những mối quan hệ được nảy nở từ sức ảnh hưởng của âm nhạc.

Sakamachi khá là giống với Shigatsu, một nhạc sĩ không còn cảm hứng với âm nhạc rồi lại tìm thấy niềm vui từ việc cất lên những tiếng nhạc từ chính nhạc cụ của chính mình. Với sự giúp đỡ của những cá nhân khác, các nhân vật sử dụng âm nhạc không chỉ để thay đổi khán giả mà còn thay đổi chính bản thân họ. Trong khi Shigatsu nhấn mạnh về tình yêu thì Sakamichi lại làm nổi bật lên tình bạn nhưng cả hai đều sử dụng âm nhạc như một chất xúc tác để hình thành những mối quan hệ. Cả hai anime đều chỉ cho chúng ta thấy được rằng âm nhạc là sự biểu hiện của tâm hồn và qua việc sử dụng âm nhạc như thế nào, chúng ta có thể hiểu rõ được bản thân tốt hơn. Điều này có thể thấy rõ ràng khi mà cả 2 anime đều lột tả được cảm xúc của nhân vật. Chắc chắn là một sự lựa chọn không thể thiếu nếu bạn yêu thích Shigatsu.

2.White Album 2

  • Số tập: 13
  • Phát sóng: 6/10/2013 – 29/12/2013

Câu lạc bộ nhạc nhẹ của Haruki Kitahara sắp sửa bị đóng cửa. Với sự giải thể của câu lạc bộ, giấc mơ được chơi nhạc trên sân khấu cho lễ hội của trường của anh cũng tan biến. Bất lực và không chắc chắn mình nên làm gì, Haruki đánh lên bản dương cầm tên White Album. Anh không biết rằng bản nhạc đấy là bản đầu tiên anh chơi.Ngay khi anh bắt đầu chơi, một giọng nói hài hòa và cộng hưởng với cây guitar của anh. Buổi trình diễn này đã đánh dấu sự khởi đầu cho giấc mơ của Haruki.

Cả hai bộ anime White Album 2 và Shigatsu đều sử dụng âm nhạc làm công cụ cho câu chuyện tiếp diễn cùng với mối quan hệ giữa các nhân vật. White Album 2 tập trung chủ yếu vào sự lãng mạn nhưng không bi kịch. Cả hai nhân vật chính đều đang vật lộn với cuộc sống của họ khi nữ chính bất ngờ xuất hiện và thay đổi cách nhìn cuộc sống của họ. Về phần OST, cả hai bộ sử dung âm nhạc để biểu diễn tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, và cách nó thay đổi cuộc sống của từng cá nhân. Trong khi không bi kịch như Shingatsu, White Album cũng rất nổi tiếng và đáng để bạn xem thử đấy!

3.Plastic Memories

  • Số tập: 13
  • Phát sóng: 5/4/2015 – 28/6/2015

Giftias là những android được tạo ra để sở hữu cảm xúc của con người. Nhược điểm là họ có ngày hạn cố định. Vậy nên tất cả kí ức của họ đều bị xóa. Tsukasa Mizugaki đã trượt kì thi tuyển sinh đại học nhưng nhờ mố quan hệ của mình, cậu có một công việc trong một công ty xử lí Giftias. Cộng sự của cậu, Isla, cũng là một Giftias.

Mặc dù Plastic Memories không dùng âm nhạc làm chủ đề chính, nhưng một trong những chủ đề trong Shingatsu cũng được diễn tả rất tốt trong Plastic Memories. Phần bi kịch tình yêu tràn ngập trong bộ anime này. Cả hai anime đều có độ sâu nhân vật tương tự nhau để thể hiện rõ được tính bi kịch trong tình yêu của các nhân vật. Thay thế cho âm nhạc, cảm xúc của tình yêu được dùng làm công cụ để cho thấy khả năng nó tác động lên con người. Mặc dù là một bị kịch tình yêu, câu chuyện cũng có kết thúc tích cực và sự ảnh hưởng lên nhân vật chính cũng giống như Shingatsu.

4.Kiniro no Corda: Primo Passo (La Corda D’Oro: Primo Passo)

  • Số tập: 25
  • Phát sóng: 2/10/2006 – 26/3/2007

Kahoko Hino là một học sinh ở mọt trong những ngôi trương danh giá nhất. Ở ngôi trương này tồn tại 2 tầng lớp: Nhánh Bình thường – là nơi của Kohoko và nhánh Âm nhạc. Kohoko dương như chẳng có một chút kiến thức âm nhạc nào cho đến khi có sự xuất hiện của nàng tiên Lili. Cô được ban cho một chiếc violin ma thuật có thể chơi nhạc từ chính cảm xúc của bản thân. Với sự gặp gỡ định mệnh đó, Kahoko trở thanh học sinh Bình thường duy nhất đăng kí tham gia cuộc thi âm nhạc được tổ chức trong trường. Giờ đây, cô bối rối bước vào một cuộc thi giữa những thí sinh đầy tài năng về âm nhạc.

Kiniro no Corda cho chúng ta thấy được sự khó khăn để trở thành một nhạc sĩ. Cũng như ở Shigatsu, khi mà những nhân vật luôn có những sự xung đột trong chính phong cách chơi của bản thân, Kiniro nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đặt cảm xúc của chính mình khi chơi nhạc. Nhân vật chính của cả hai cũng đều là người chơi violin. Yếu tố lãng mạn trong Kiniro không được thể hiện tuy nhiên về khoản âm nhạc, được lựa chọn cực kì phù hợp cho dòng chảy diễn biến, cùng với đó là thể loại nhạc cổ điển và phong cách nhạc được sử dụng đều được thể hiện hết sức tuyệt vời. Nếu như bạn là một fan của anime âm nhạc và yêu thích âm nhạc xuất hiện trong Shigatsu, hãy thử Kiniro nhé!

5.Tari Tari

  • Số tập: 13
  • Phát sóng: 1/7/2012 – 23/9/2012

Một buổi biểu diễn được tổ chức hàng năm tại trường trung học Shirahamazaka dành cho sinh viên âm nhạc để giới thiệu tài năng của họ. Konatsu Miyamoto là một sinh viên trong dàn hợp xướng nhưng vì màn thể hiện của cô trong năm trước, cô đã bị cấm tham gia buổi biểu diễn này. Nghiêm túc và chân thành, cô lập ra một dàn hợp xướng thứ hai để theo đuổi ước mơ của mình. Konatsu nhận ra rằng điều đó khó hơn những gì cô nghĩ. Cô cần phải có được số lượng tối thiểu học sinh để lập ra một câu lạc bộ. Liệu cô ấy sẽ có thể tìm thấy những người mà cô cần và trở nên đủ tốt để hát ở buổi biểu diễn năm nay?

Tari Tari là một câu chuyện cảm động về sức mạnh của âm nhạc khi mang một nhóm lại với nhau. Một lần nữa như Shigatsu, nó cho chúng ta thấy những tác động của âm nhạc trong việc phát triển và nuôi dưỡng con người. Wakanai Sakai ở Tari Tari cũng có quan điểm tiêu cực về âm nhạc và đã nguyền rủa nó. Nhưng với hoàn cảnh và một chút khích lệ, cô trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thậm chí dồi dào cảm hứng hơn trước. Quả thật, âm nhạc đã gắn liền với những cảm xúc của con người và nó đã vượt qua ranh giới của mà từ ngữ không thể vượt qua được. Nếu bạn yêu thích âm nhạc của những nhân vật chính trong Shigatsu, Tari Tari có cốt truyện tương tự nói lên tác động của âm nhạc.

6.Nodame Cantabile

  • Số tập: 23
  • Phát sóng: 12/1/2007 – 15/6/2007

Chiaki Shinichi là một người cầu toàn trong lĩnh vực âm nhạc. Với tài năng của mình, anh nhắm đến các bậc thầy ở châu Âu. Cuộc sống của anh sắp thay đổi khi anh gặp Noda Megumi – một nghệ sĩ piano tự do, người chỉ đơn giản là không thể làm theo các dòng nhạc trên giấy. Chiaki bối rối trước âm nhạc của Megumi và bị cô làm cho kinh ngạc. Tuy nhiên, Chiaki bắt đầu thay đổi mỗi lần nghe cô chơi. Âm nhạc, mặc dù cùng một bản nhạc, âm thanh mà lại cảm thấy khác nhau. Là sự khác biệt trong kỹ năng hay là điều gì khác mà làm cho nó âm thanh huyền diệu đến vậy? Anh sẽ có thời gian để tìm hiểu việc này khi anh phát hiện ra rằng Megumi là hàng xóm của mình, tăng thêm sự bất mãn của anh.

Nodame không có tình yêu bi thảm như trong Shigatsu. Tuy nhiên, nó sử dụng âm nhạc như cầu nối cho mối quan hệ giữa hai nhân vật chính. Có thể thấy các điểm tương đồng như sự hoàn hảo, một pianist và một nghệ sĩ tự do và hướng đến việc thay đổi cái nhìn của mọi người về âm nhạc.Tương tự như vậy, nó giới thiệu cách đưa cảm xúc vào dòng nhạc trên giấy và biến nó thành âm nhạc thực sự. Cả hai anime xoay quanh âm nhạc và những bản nhạc được lựa chọn phù hợp với tâm trạng rất hoàn hảo. Nodame giống Shigatsu ở chỗ đó là nguồn cảm hứng của nhạc sĩ và bạn phải xem nếu bạn yêu thích thể loại âm nhạc!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

[ New Anime ] The Numbers , Cái tên đáng chờ đợi vào mùa thu 2023

Bộ ảnh cosplay Suzumiya Haruhi phong cách Bunny Girl cực ấn tượng