in

5 bí quyết để giữ gìn sức khoẻ khi du lịch Nhật Bản vào mùa đông

Bạn sắp có một chuyến đi đến Nhật Bản vào mùa đông này? Các bạn có câu trả lời là “có” hãy lưu ý những điều sau, còn các bạn có câu trả lời là “không”, biết đâu trong tương lai các bạn sẽ có cơ hội đến đấy thì sao? Dù gì đi nữa, hãy bỏ túi vài bí kíp đi thôi!

Chắc các bạn không biết rằng có nhiều ca mắc bệnh đột xuất, cũng như là các tai nạn liên quan đến tuyết – tất tần tật từ rối loạn tiêu hoá cho đến nhiễm trùng tai, hoặc là hen suyễn lần đầu, khiến cho nhiều lần người ta phải nhập viện cấp cứu? Nhất là khi bạn lại là du khách, và đang tận hưởng kỳ nghỉ, thì điều này thật là không vui tí nào.

Tin tốt là hầu hết các bệnh này có thể phòng tránh được, nhưng khác biêt văn hoá lậy gây ra nguy cơ về sức khoẻ khác nhau, và biết được cần cẩn thận điều gì để chuẩn bị trước thì phức tạp, nếu không phải là không thể. Trong bài hôm nay, Manganetworks sẽ chia sẻ môt vài bí quyết để giữ gìn sức khoẻ khi du lịch Nhật Bản vào mùa đông.

1 – Minshuku và ryokan Nhật

  • Ryokan: nhà trọ kiểu Nhật truyền thống . Thường thì nhà trọ truyền thống Nhật kèm theo ăn sáng và ăn tối để du khách trải nghiệm phong cách sống của người Nhật.
  • Minshuku: kiểu phòng Nhật bản cho thuê dạng “ngủ và ăn sáng”. Có thể hiểu là một kiểu ở Ryokan tiết kiệm.

Ừm, ở trong ryokan và minshuku là một trải nghiệm Nhật Bản tinh tuý mà mọi người nên thử. Những nơi như thế có nhiều lợi thế hơn là phòng khách sạn, bao gồm cả không khí truyền thống Nhật Bản (tatami, futon,…), bữa ăn nhà làm, và chứng kiến sự hiếu khách của người Nhật Bản.

Nhưng ngoài các điều trên, hầu hết các nhà trọ kiểu Nhật truyền thống bao gồm cả việc tắm chung. Việc này thì có vẻ ổn nếu bạn đã có chuẩn bị tinh thần trước. Nhưng nếu không cẩn thận, những vật dụng công cộng như vòi sen, bồn rửa mặt,… có thể sẽ trở thành đường siêu tốc để các loại vi khuẩn và virus lây lan, khi mà có biết bao nhiêu người từ khắp thế giới  đã sử dụng các vật này. Bác sĩ Wuthrich, một bác sĩ người Mỹ, nói rằng, để an toàn khỏi virus, đơn giản là bạn nên mang theo một thứ gì đó có thể dùng để lau bên mình. “Lau vòi nước, nút dôi nước toilet và móc treo khăn trước khi sử dụng. Vật lau chống vi khuẩn sẽ không giết hết được hoàn toàn nhưng mà sẽ là hầu hết vi khuẩn.”

Nhưng vì nhiều minshuku và ryokan được sử dụng trong kinh doanh kiểu gia đình (mặc dù cũng có ngoại lệ), bạn phải chấp nhận chất lượng vệ sinh của chủ nhà, không phải của một nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp.

Bông tắm dùng chung trong các nhà tắm công cộng, dễ thấy trong các nhà trọ ở Châu Á. Bạn phải thận trọng với những vật như thế.

Đã có vài người phải nhập viện vì nhiễm một loại virus gây nôn mửa vào mùa đông – Norovirus. Một trong số họ kể lại rằng: “Tôi biết chính xác là tôi nhiễm khi nào luôn. Tôi đặt bàn chải đánh răng xuống, mở vòi nước, hứng nước vào tay và súc miệng.” Thật không may, người dùng bồn rửa mặt trước anh ta có virus. Chỉ trong vài ngày, virus đã lây lan ra hơn nửa số khách và nhà trọ bị Bộ Y tế buộc phải đóng cửa để cải thiện chất lượng vệ sinh.

Nếu bạn dễ bị mắc cảm lạnh hoặc có cảm giác dễ mắc bệnh, hãy chọn một căn hộ studio apartment, căn hộ cho thuê cao cấp hoặc khách sạn, nói chung là nơi mà bạn chia sẻ cơ sở vật chất với người mà bạn biết là không mang virus.

2 – Hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp

Tại phòng cấp cứu Niseko ở Hokkaido, một lượng lớn số ca ở người lớn đột nhiên bị lên cơn hen suyễn, hoặc là ở vách núi, hoặc là ở nhà trọ. Khi được bác sĩ hỏi rằng họ có tiền sử bệnh hen suyễn không, thì hầu hết đều trả lời rằng họ bị lúc nhỏ, nhưng sau đó thì không thấy nữa. Một vài bệnh nhân thì bảo rằng họ còn chưa từng bị trước đó. Đâu là dấu hiệu của chứng hen suyễn hay tái phát hen suyễn những năm sau đó? Điểm chung duy nhất có thể thấy từ các bệnh nhân này là họ ở trong một khu nhà trọ không được sạch sẽ lắm. Người ta vẫn chưa thay tatami trong nhiều năm, chỗ ngủ thì cũ, cửa fusuma – cửa kéo làm từ giấy – thì ố màu và chả ai thèm giặt rèm cửa kể từ khi hút thuốc bị cấm ở nơi công cộng.

Nên cẩn thận một chút với các minshuku hoặc ryokan cũ.

“Nhà trọ cũ thì cũng ổn thôi, miễn là sạch là ok.” – Bác sĩ Wuthrich, một cư dân ở Nhật trước đó nói. “Nhện sống trong chăn, gối, nệm bẩn và thảm bẩn. Rèm cửa nói chung thì cũng không sao, tuy nhiên khói và bụi vẫn có thể là vấn đề với những ai dễ bị hen suyễn.”

Minshuku và ryokan đặc biệt phổ biến tại các vùng quê Nhật Bản, nhưng cũng thật đáng ngạc nhiên là tại các khu du lịch vẫn có thể tìm thấy chúng. Nếu bạn du lịch Nhật Bản trong hai tuần đến một tháng và gặp phải những nơi này, vô tình cờ hoặc do nhầm lẫn, không to tát lắm nếu chỉ phải chịu đựng trong một đêm. Nhưng nếu là chuyến đi nghỉ trượt tuyết hay đại loại là kỳ nghỉ phải ở một nơi trong suốt một tuần, thậm chí là còn lâu hơn thế, tiết kiệm làm chi khi sức khoẻ của bạn còn đáng giá nhiều hơn thế.

Thật ra rất dễ gặp phải các trường hợp này hơn các bạn tưởng. Môt người quen của mình hiện đang học tập và sinh sống tại Nhật, có lần anh ấy đến tìm phòng tại một minkushu mà trước đó anh đã từng ở, nhưng vì hết phòng, người ta cho anh số điện thoại của một nơi khác trong thị trấn. Lần khác anh cũng bị tương tự. Cái mà mình muốn nói ở đây là, để không phải gặp phải những nơi cũ, không an toàn như đã nói, cũng như là để bản thân chúng ta có quyền lựa chọn ở nơi nào, thì tốt nhất là các bạn nên đặt trước sớm. Nói chung là, đã đi nghỉ, thì hãy đối xử tốt với bản thân mình. Đúng vậy các bạn à, hãy tự yêu thương bản thân mình.

3 – Cẩn thận với những chiếc dép

Khi bước chân vào bất kỳ một minkishu hay ryokan nào, bạn sẽ bắt gặp một hàng dép đi trong nhà được xếp ở phía trước cho khách để thuận tiện mang vào nhà sau khi đã cởi giày của họ ra. Vầng, dép đi trong nhà, làm bằng nhựa, và vầng, trông khá ghê, theo anh mình kể lại. Hầu hết khách nước ngoài hình dung các bào tử nấm kinh tởm đang sống trong những chiếc dép này, đang mong mỏi chờ đợi để tấn công những ngón chân mỏng manh yếu đuối của các vị khách. Nhưng mà, hoá ra thì cũng không sao, theo bác sĩ Wuthrich “…miễn là bạn có mang tất”. Tất sẽ bảo vệ bạn khỏi những vấn đề khó chịu này.

Nhìn những chiếc dép trông bình thường, nhưng thật ra là chứa những mối nguy đáng lo ngại.

Dĩ nhiên, người Nhật biết điều này, và đây là lý do tại sao người ta vẫn cho rằng mang đây là phép lịch sự tối thiểu – mang tất khi bạn vào nhà người khác. Vậy nên, họ mang tất, bất kể mùa hè hay mùa đông.

Bên cạnh đó, tất được bán ở Nhật đáng yêu quá thể mà, nên có thể hiểu được tại sao người Nhật lại mang tất bất chấp thời tiết.

4 – Osen

Giờ thì bạn đã có được một chỗ ở đẹp đẽ sạch sẽ, mang những đôi tất đáng yêu dạo chơi xung quanh, thì đã đến lúc tìm đến onsen – suối nước nóng.

Một osen kinh điển ở Nhật có nhiệt độ ít nhất là 38oC.

Trong khi trải nghiệm suối nước nóng trong huyền thoại của Nhật Bản, hãy đảm bảo rằng bạn không để cả đầu bạn xuống nước. Điều này không chỉ bị xem là thô lỗ, mà nó còn có thể dẫn đến nhiễm trùng tai và những vấn đề về đường tiêu hoá (có thể bạn sẽ vô tình uống vài ngụm nước) và vầng, bạn sẽ có một tuần không được trượt tuyết với đỉnh điểm là cái cảm giác rất đau khổ. Người Nhật không bao giờ để đầu của họ xuống nước, nhưng trẻ em lần đầu đến onsen thì có vẻ thường xem osen rộng lớn ấy giống như một cái hồ bơi. Thêm nữa, đừng xuống nước nếu bạn có vết thương hở. Và dĩ nhiên, hãy tắm kỹ bằng vòi sen trước khi vào osen.

5 – Rửa tay

Nghiêm túc đấy, nhớ rửa tay!

Dung dịch rửa tay ở khắp nơi tại Nhật. Tất cả toà cao ốc công công tại Nhật đều có dung dịch rửa tay, và hầu hết các nơi tiền được trao đổi sẽ có một chai như thế chỉ để sẵn sàng được xịt vào những ngón tay chứa đầy vi khuẩn của bạn. Đừng chỉ nhìn cái chai và ngạc nhiên hỏi tại sao người Nhật lại sạch sẽ đến thế – dùng cái dung dịch rửa tay đi nào! Nếu được, tốt nhất là bạn nên dùng trước và sau chạm vào tiền.

Dung dịch diệt khuẩn tay này ở ngay cạnh ngăn tiền (một chính sách vệ sinh đáng ngưỡng mộ nữa), nên bạn cũng áp dụng nhé.

Nhiều người Nhật rửa tay ngay lập tức sau khi vào trong nhà chỉ để đảm bảo là không có mầm bệnh nào được đem vào nhà và lây lan khắp nhà.

Thêm vài bonus cho các bạn trượt tuyết:

Ngoài những lời khuyên trên, bác sĩ Wuthrich đề nghị rằng khi đang ở nơi trượt tuyết, hãy dùng gang tay để mở/ đóng cửa. Nếu được chọn, hãy dùng bồn rửa mặt có vòi nước cảm biến. Và nếu thật sự phải chạm vào rèm cửa bẩn trong một minshuku bẩn được đặt bởi người đi cùng bạn, người mà chưa đọc được bài viết này, nắm tay lại rồi hãy kéo rèm (hoặc là dùng khuỷu tay cũng được), còn hơn là dùng cả bàn tay của bạn.

Và cuối cùng, nhớ cúi chào, đừng bắt tay, vì văn hoá Nhật mà!

Vài lời khuyên trên có thể hơi quá, nhưng có kiêng có lành, vì dù sao đây là kỳ nghỉ của bạn cơ mà, nên hãy tự yêu thương bản thân. Chúc những ai sắp được đến Nhật vào mùa đông này có một kỳ nghỉ vui vẻ và khoẻ mạnh. Còn lại thì đọc cho vui thôi nhá, biết đâu sau này bạn sẽ có dịp trải nghiệm mùa đông trên xứ sở hoa anh đào :3

What do you think?

Bộ Anime về Kiss Note – Renai Boukun sẽ được phát sóng vào Anime mùa xuân 2023

9 bộ anime mùa thu sẽ tiếp tục trong mùa đông 2023