in ,

Top 5 cách lạ lùng nhất để trở nên lịch sự ở Nhật Bản

Có những thứ chúng ta coi là hiển nhiên trong nền văn hoá của riêng chúng ta. Nhưng điều gì được xem là lịch sự ở quốc gia này lại có thể trở nên thô lỗ ở quốc gia khác, hoặc ngược lại, và có lẽ Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ.

Hôm nay Manganetworks xin giới thiệu đến các bạn top 5 cách lạ lùng nhất để trở nên lịch sự khi ở Nhật. Sẽ có nhiều cách mà người nước ngoài sẽ cảm thấy lạ, nhưng mà nhập gia tuỳ tục, và lâu dần sẽ thành quen thôi. Và hãy cùng tìm hiểu nào!

 5 – Không tạo ra tiếng động

Trong khi tạo ra nhiều tiếng động trong khi ăn ramen với những tiếng xì hụp được xem là thể hiện sự kính trọng dành cho người làm ra món ăn ấy, Nhật Bản lại rất khó tính với những âm thanh khi đang sử dụng phương tiện công cộng. Những ai đã từng đến Nhật Bản và trải nghiệm những chuyến tàu rất trật tự, có khi là cả trăm người nhưng không hề có một tiếng động nào.

Người Nhật khá là nhạy cảm với cảm xúc của người khác, coi trọng người khác cảm thấy như thế nào cũng như hoặc có thể là hơn cả bản thân mình. Cho nên làm phiền người khác bằng những tiếng ồn không cần thiết (ví dụ như tán gẫu một cách ồn ào, nói chuyện điện thoại, nghe nhạc không sử dụng headphone mà người khác cũng có thể nghe thấy tiếng nhạc) là một hành vi không tưởng.

Tóm lại, khi đang trên các phương tiện công cộng thì bạn nên nhớ rằng: không nói chuyện với nhau, không nói chuyện điện thoại, muốn nghe nhạc thì hãy dùng headphone, cho đến khi bạn xuống trạm thì đừng quên những điều này.

4 – Phép xã giao trong thang máy

Ở một số nơi, đôi khi trong thang máy là một mớ hỗn độn :v Người ta cứ vào rồi ra, dồn ép nhau, rồi len ngón tay qua cố nhấn nút, và cửa đóng lại như một con quái vật đang chết đói (có vẻ hơi quá, cơ mà một số nơi có đấy :>)

Nhưng mà Nhật Bản không thế đâu! Sử dụng thang máy một cách lịch sự gần như là một phần lẽ thường tình ở Nhật giống như cúi đầu hoặc tiếng xì hụp khi ăn mì.

Khác biệt lớn nhất là việc sử dụng các nút bấm. Nếu đang đi cùng một nhóm đồng nghiệp hoặc khách, việc nhấn và giữ cho cửa mở cho đến khi mọi người đều đi vào/ ra bên ngoài thang máy, xong rồi bạn là người vào/ ra cuối cùng được xem là phép lịch sự tối thiểu. Thậm chí nếu không đi cùng khách, nếu bạn đứng kế bên hàng nút bấm thì bạn nên là người nhấn nút giữ cửa, cho đến khi mọi người đã vào/ ra hẳn, xong rồi nhấn đóng cửa để quá trình diễn ra nhanh nhất có thể.

Bài test đầu tiên của mọi người ở Nhật: nút nào là “mở” và nút nào là “đóng”?

3 – Đừng tự rót thức uống cho bản thân

Nếu không muốn bị xem như là một người thiếu văn hoá, vậy thì bạn nên cẩn thận đừng tự rót thức uống của mình khi đi ăn với bạn bè và đồng nghiệp. Ở Nhật, tự rót cho mình căn bản bị xem là ích kỷ, tương đương với việc ăn luôn cả dĩa của người khác.

“Nhưng mà tôi phải làm gì nếu lỡ tôi muốn uống và trong ly thì không còn một giọt? Chịu chết khát hả?”

Không việc gì phải xoắn! Chỉ cần cầm chai/ lon đồ uống lên và rót vào ly của người khác mà hơi vơi đi rồi ấy. Và lập tức người ta sẽ đáp lại ngay bằng cách rót cho bạn ngay í mà.

Rót cho người khác trước nhé, rồi họ sẽ rót lại cho bạn ngay thôi!

Thường thì những người rót được chỉ định là người có cấp bậc thấp nhất trong bàn đó, nhưng thường chỉ bắt đầu thế thôi. Nếu là đồ uống có cồn, thì đợi cho đến khi những thành viên cấp trên hơi nóng người một tí thì họ sẽ đi rót cho những ai mà thức uống trong ly “chưa đạt mốc quy định”.

Sẽ có phần hơi khó chịu khi bản thân thì khát mà không thể tự rót và phải chờ người khát rót cho. Cơ mà nếu ở đất Nhật hay đi với những người bạn hoặc khách hàng Nhật Bản, thì nhập gia tuỳ tục thì tốt hơn.

2 – Omiyage

Đây là truyền thống Nhật được mọi người yêu thích và cũng hơi bị không thích lắm…

Cho những ai không để ý lắm, omiyage là quà tặng mà bạn mang về cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp sau khi đi đến một nơi nào đó, thường là đi chơi. Nếu đến Hawaii thì mang hạt mắc ca về. Nếu đến Hokkaido thì bạn sẽ mang socola Shiroi Koibito (tạm dịch là “socola người yêu trắng”  cơ mà tiếng Anh là “White Lady”, hình như là một loại bánh quy bơ kèm socola Royce, google để thêm chi tiết nhá). Còn nếu đi đến Tokyo, tốt nhất nên chọn bánh bông lan chuối Tokyo Banana về làm quà.

Nghe không tệ, miễn bạn là người nhận omiyage. Ác mộng chính là bạn là người tặng :v Một vài nhân viên văn phòng khá là nhân từ torng khoản omiyage, nhưng một số khác thì kỳ vọng hơi bị nhiều khi có ai đó đi nghỉ, hoặc thậm chí là đi công tác sẽ mang về vật phẩm gì đó cho cả văn phòng.

Để đem omiyage về không chỉ mất thời gian và cồng kềnh (đôi lúc còn đỏi hỏi bạn phải tính toán mang theo một cái túi rỗng chỉ để vác hết đống đó về), mà nó nhiều khi rất đắt tiền. Một mình omiyage có thể làm tăng lên 10 đến 20% chi phí chuyến đi, và nhiều người còn quá stress về vấn đề này đến nỗi chẳng thể tận hưởng chuyến đi.

Cơ mà chịu thôi, đó là cái giá phải trả để tỏ ra lịch sự!

Một lời khuyên đây: nếu đến Okinawa, đừng mang bánh rán khoai lang hay bánh thơm về, mà hãy mang mướp đắng – khổ qua về. Và sẽ không còn ai trông đợi omiyage của bạn nữa (trừ ai yêu thích mướp đắng :v)

1 – Nói “xin lỗi” thay vì “cảm ơn”

Có thể điều này không quá xa lạ với nhiều người, nhưng với môt số người, những lần đầu có thể họ sẽ bị sốc văn hoá.

Nhiều khi ở Nhật, khi bạn muốn cảm ơn, bạn không dùng từ ありがとう arigatou / ありがとうございます arigatou gozaimasu/ どうも  doumo/ どうもありがとうございます doumo arigatou gozaimasu (“cảm ơn” các kiểu trong tiếng Nhật) mà thay vào đó là từ すみません sumimasen (“xin lỗi”, trong tiếng Anh thì có hiểu gồm các từ “sorry”, “excuse me”).

Đối với các nền văn hoá khác, nếu chưa biết, người ta ngay lập tức có biểu cảm “Ồ, đâu cần phải vậy!” nếu nhận được quà. Nhưng mà giờ hãy tưởng tượng nếu nói vậy trong nhiều tình huống khác, ví dụ như khi ai đó đang giữ cửa cho bạn, hoặc khi ai đó đem rác của bạn đi vứt giúp bạn, hoặc ai đó đón bạn ở một trạm dừng.

Nói “Ồ đâu cần phải thế” hay “Xin lỗi” trong những tình huống như thế có thể khiến bầu không khí trở nên khách sáo, lúng túng, nhưng với người Nhật điều đó là tự nhiên, không sao hết. Căn bản là khi nào có người làm một việc gì đó cho bạn, hoặc thường là người ta tặng quà cho bạn, nói “xin lỗi” hoàn toàn là bình thường.

– ねえ、今日は昼食に出かけましょう。 私の御馳走。Nè, hôm nay ra ngoài ăn trưa đi. Tôi đãi.

-すみません。Xin lỗi nha

-すばらし。正午にお会いしましょう。Hay lắm. Gặp nhau vào buổi trưa nha.

 

Đây là 5 cách kỳ lạ để trở nên lịch sự ở Nhật. Bạn có từng đau đầu vì cái nào chưa? Riêng mình thì hiện tại đau đầu với Kanji nhất :v

What do you think?

13 anime được chuyển thể từ manga sẽ ra mắt trong mùa đông này

0

Sẽ ra sao nếu nhân vật anime bước vào đời thực ?