Manga được xuất hiện như một loại hình giải trí từ năm 1945 – kể từ đó có rất nhiều những họa sĩ nổi tiếng (hoặc là mangaka) qua nhiều năm đã không chỉ tạo ra những sản phẩm bán chạy và rất thú vị, mà còn thay đổi cái nhìn về thế giới bình thường. Nhưng với danh sách này mình sẽ không nêu ra những cái tên quá nổi tiếng như Fujiko F. Fujio với Doraemon hay Osamu Tezuka với Black Jack,… Danh sách này mình sẽ tập trung vào những mangaka hiện nay, nếu bạn để ý sẽ thấy những sự ảnh hưởng của họ không chỉ với nền công nghiệp manga mà còn với những thể loại đặc biệt.
Yumi Hotta/Takeshi Obata
Trước khi manga của Hotta được đăng trên tạp chí Jump, cờ vây chỉ là một trò chơi cho người cao tuổi. Tuy nhiên, khi “Hikaru no go” ra mắt vào năm 1998, mọi người đều yêu thích bộ anime về một cậu nhóc liều lĩnh bị chiếm hữu bởi một tay cờ thủ cờ vây từ thời xa xưa. Bộ anime không chỉ nói lên câu chuyện, nó còn giải thích luật chơi cờ vây một cách dễ dàng, và khiến mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể chơi được. Tuy Yumi vẫn chưa có thành công nổi bật nào sau tác phẩm này. Mặt khác, Obata đã có 2 tác phẩm đạt được thành công vang dội.
Eiichiro Oda
Không bận tâm về bối cảnh, là một thứ khá mới mẻ trong Shounen manga, hoặc là phong cách vẽ, từ kì lạ đến kì diệu. “One Piece” là một trong những manga ăn khách nhất trong lịch sử manga. Nhớ rằng, hình ảnh quảng bá của manga này đã được đăng trên tạp chí New York Times vài năm trước. Bộ manga từ lúc ra đời đã tạo ra được rất nhiều sự thích thú và điều đó còn được tiếp tục cho đến hiện tại.
Osamu Akimoto
Không cần thiết phải nổi tiếng, đặc biệt khi kiệt tác của ông, Kochikame, vẫn chưa xuất bản ra khỏi Nhật Bản, nhưng bộ truyện bắt đầu từ những năm 70, và vẫn tiếp tục trên tạp chí Shounen jump. Xét rằng bộ manga thường bị bớt số chi phí sau vài tháng đến một năm vào việc xuất bản, thật đáng kinh ngạc. Hơn nữa, khi xét đến số vấn đề sức khỏe mà các mangaka thường mắc phải, thế nên việc ông vẽ liên tiếp từ năm 1974 khiến chúng ta nghĩ rằng thật điên rồ, và chắc chắn rất đáng ngưỡng mộ.
Kaoru Mori
Nếu bạn chưa đọc qua các tác phẩm của Kaoru Mori – Shirley, Emma, hoặc A Bride’s Story (Otoyomegatari) – thì bạn nên nghĩ đến việc bắt đầu đọc chúng đi. Có rất ít họa sĩ manga có thể vẽ chi tiết vào khung cảnh và nhân vật như cô ấy. Nếu cô ấy có làm một quyển sách vẽ thì kể cả giá có cao như thế nào thì cũng hợp lí. Vậy là đủ biết cô ấy là họa sĩ giỏi như thế nào.
Junji Ito
“Gyo” là bộ truyện thực sự làm bạn cảm thấy rất ghê sợ, và tác giả của nó, Junji Ito, là một trong những họa sĩ truyện kinh dị nổi tiếng nhất. Từ “Tomie”, cô gái không thể chết, tới “Uzumaki”, kể về những câu truyện kì lạ, cách các nhân vật phản ứng với các bức họa và tình huống mà họ được đặt vào là một vài trong nhiều cách mà Ito làm độc giả của mình hoảng sợ.
Naoko Takeuchi
Với chủ đề làm cho người đọc có thể thay đổi cách của mọi người về những cô gái phép thuật, Sailor Moon của Naoko Takeuchi (Thủy thủ Mặt Trăng) được ra đời vào năm 1991, và từ đó trở thành một trong những cái tên được biết nhiều nhất trên thế giới. Trong khi manga tập trung vào những cô gái tuy nhiên cũng có những bạn nam cũng ưa thích manga này. Với anime Sailor Moon Crystal đang được phát sóng hiện nay, nó chắc chắn đang tìm kiếm sự thành công đã từng có ở thế hệ tiếp theo này, trong khi vẫn tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu khán giả.
Mitsuru Adachi
Tác phẩm đầu tay của Mitsuru Adachi là Kieta Bakuon vào năm 1970. Manga hiện nay của ông là Mix, là phần tiếp theo của bộ manga được phát hành vào năm 1981 là Touch. Mặc dù nhân vật chính trong các câu chuyện đều có ngoại hình giống nhau và có tình yêu với thể thao (đặc biệt là bóng chày), Adachi vẫn là một trong những họa sĩ có số tác phẩm đồ sộ vẫn tiếp tục sáng tác trong nền công nghiệp hiện nay. Cái cách thể hiện sự hài hước của các nhân vật (ví dụ như sự biểu cảm các sắc thái trên khuôn mặt nhân vật) là việc mà không phải ai cũng có thể làn được. Thế nên chúng ta mới không thấy được phong cách vẽ như của Adachi trong thời gian gần đây.
Riichiro Inagaki/Yusuke Murata
Bóng bầu dục, một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất tại Mỹ, nhưng lại không được đánh giá cao ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Eyeshield 21 đã thay đổi suy nghĩ đó khi nó được xuất bản trên tạp chí Jump. Nó không chỉ giải thích luật lệ của bóng bầu dục mà còn xuất hiện một nhân vật có đặc điểm phù hợp với NFL (National Football League) tuy nhiên chưa được thể hiện rã ra bên ngoài: một cậu bé nhút nhát nhưng có khả năng chạy, chính điều này làm cho cậu thay đổi cả về ngoại hình lẫn tính cách. Mặc dù với tiền đề đặc biệt nhưng sự đặc sắc trong nhân vật và những diễn biến đã giúp bộ manga tồn tại trong 7 năm. Và trong thời gian đó đã khiến cho nhận thức về bóng bầu dục được tăng lên khá nhiều ở Nhật Bản.
Tohru Fujisawa
Có rất nhiều manga xoay quanh đề tài giáo viên, thế nhưng không có manga nào khác biệt như GTO của Fujisawa. Đây là phần tiếp theo của Shonan Junai Gumi, chúng ta được biết đến tên côn đồ cục súc, dốt đặc Eikichi Onizuka, người cực kì ghét giáo viên nhưng lại quyết định trở thành một giáo viên. Anh ta phải dạy lớp học tồi tệ nhất trong trường và phải sử dụng sức mạnh lẫn những cách thức đặc biệt để dạy dỗ những học sinh đó, thế nhưng chả biết bài học đó là gì khi anh ta bay qua một cái cầu đang xây dựng với trong khi đang lái xe cùng với một nữ sinh trung học. GTO nói lên những khía cạnh tồi tệ của việc trưởng thành: bắt nạt, áp lực xã hội, tình bạn,… và không có nhiều manga giống như thế này vào năm 1996.
Takehiko Inoue
Trong Slam Dunk, một nam sinh cấp 3 có ngoại hình cao với mái tóc đỏ, người đã bị từ chối bởi rất nhiều cô gái và lần này cô gái cậu ta thích lại có đam mê với bóng rổ. Thay vì theo đuổi cô gái đó, câu chuyện lại đi theo hướng bắt đầu với việc làm quen với môn thể thao này của cậu ta và trở nên thích thú không chỉ với bóng rổ mà còn là việc chơi bóng rổ với những đồng đội của cậu. Bộ manga bóng rổ này ít nhiều được dựa theo cuộc sống của Takehiko Inoue và nó đã trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất trong lịch sử của Jump. Quan trọng hơn, bóng rổ không phổ biến lắm thế nhưng chỉ với bộ manga này đã mang đến một sự nhận thức về bóng rổ hoàn toàn mới cho những ai chưa biết nhiều về môn thể thao này. Và hiện Takehiko Inoue đang thực hiện một tác phẩm hoàn toàn khác là Vagabond.
GIPHY App Key not set. Please check settings