in

Tại sao gần đây các Anime thường rất ngắn?

Gần đây, khi xem Anime bạn sẽ thấy rằng nó chỉ kéo dài từ 12- 24 tập. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé 🙂 

Chúng tôi đã nhận được khá nhiều câu hỏi với nội dung :

”Nhìn lại những thập kỷ qua, dường như có ít Anime được thực hiện hơn, nhưng lại được phát sóng một thời gian dài, thường xuyên vượt quá 50 hay thậm chí là 100 tập phim. Điều gì đã khiến các nhà sản xuất chuyển sang hệ thống hiện tại, các Anime chủ yếu với 12 hay 24 tập ?”

Cái cách mà Anime được tài trợ trong thời đại của series TV đêm khuya thật sự rất khác biệt so với những gì series TV đã làm trong suốt những thập kỉ qua. Nói chung, để làm ra một Anime, bạn cần có ít nhất 4 tổ chức khác nhau với những vai trò khác nhau. Trước tiên, bạn cần có người lập kế hoạch (Kikaku), với vai trò phát triển và sản xuất. Bạn phải có một studio animation, tất nhiên, thường được các Kikaku thuê. Bạn cũng cần một kênh truyền hình có thể phát sóng. Và sau đó,cuối cùng là một nhà tài trợ chính. Có rất nhiều những công ty thiết yếu khác, nhưng thực chất, 4 tổ chức này tạo nên cốt lõi chính của sản phẩm.

Trước sự bùng nổ của TV Anime đêm khuya, tất cả những tổ chức này đều tồn tại riêng biệt, công bằng và đáng tin cậy. Công ty hoạch định sẽ quyết định những thứ phù hợp (hoặc tạo ra) và cố gắng tìm một nhà tài trợ. Những nhà tài trợ này sẽ cung cấp tiền để đổi lấy sự ăn theo của sản phẩm và vị trí trong thương mại. Các animation studio sẽ làm ra Anime, và sau đó truyền hình sẽ phát sóng nó. Và trong nhiều thập kỷ, đó là cách mà ngành kinh doanh TV Anime hoạt động.

Nếu một Anime thành công thì nó sẽ tăng doanh thu của những loại đồ chơi ăn theo (và nhà tài trợ thường là các công ty đồ chơi). Miễn là họ bán, các nhà tài trợ hài lòng, và sẽ tiếp tục tài trợ tiền cho Anime đó, sẽ tiếp tục, nữa và nữa. Điều này vẫn sẽ lặp lại cho đến khi các đồ chơi ngừng bán, hoặc các công ty hoạch định hoàn toàn kết thúc câu chuyện (thứ mà họ cố gắng và ngăn chặn càng lâu càng tốt). Nhiều Anime đã được lên kế hoạch với một số lượng tập có hạn (thường khoảng 26 tập), và phần lớn được thiết kế với kết thúc mở.

Khó khăn ở chỗ có một số lượng nhiều Anime đã phát sóng không được suôn sẻ lắm. Nếu một Anime không thành công ngay từ đầu, một số nhà tài trợ vẫn kiên nhẫn rằng sẽ có nhiều người xem nó hơn. Cuối cùng, họ sẽ đi đến kết luận rằng họ đang lãng phí tiền bạc, và sẽ bầu chọn để hủy bỏ nó. Vấn đề là, một Anime phải mất quá lâu để có thể sản xuất ra, chắc chắn, nhiều tuần và cả tháng những phần đắt giá mới được sản xuất – vài trong số đó đã xong hoặc chuẩn bị xong. Huỷ sản xuất một Anime cũng giống như cố ngăn chặn một tàu chở hàng – phải mất một thời gian.

Huỷ bỏ chắc chắn sẽ làm lãng phí nhiều tiền mà số tiền đó có thể chi được cho một Anime khác có lợi hơn . Trừ khi nó là một cái gai trong mắt người xem, thì nó đáng để kết thúc hơn là cắt xén trước khi hoàn thành – chắc chắn MỘT SỐ fan thì vẫn muốn nó được chiếu trên TV. Đôi khi những tập phim cuối cùng đã phát sóng hết sau các OVA. Nhưng cuối cùng thì các nhà tài trợ vẫn không hài lòng. Thật là lãng phí tiền!

Ngoài ra, cơ chế này đã giúp đỡ cho (một số) sản phẩm trẻ em, nhất là đồ chơi , nhưng một số thì lại không. Một bộ phim thể loại hành động trưởng thành hay thể loại lãng mạn sẽ không phù hợp để bán ra, và trong thực tế, bạn sẽ nhận thấy rằng có hơn 90 shoujo anime không phù hợp cho những sản phẩm ăn theo. (Một cô bé tuổi teen đang rất lo lắng về sự quan tâm của mình, nên cô ấy đã vứt hết đồ chơi của mình lúc 6 tuổi). Đây là lý do mà xu hướng Anime hướng về đối tượng trẻ em đã trở lại. Những thể loại khác lại có xu hướng được dựng thành OVA, đơn giản là vì các tác giả không cần phải lo lắng về việc câu khách cho các sản phẩm của các nhà tài trợ. Và các video có thể xem tại nhà, không phải bản thân chúng đã là sản phẩm rồi sao?

Dù sao thì, trong quá trình chuyển đổi chậm từ những năm 2000,các OVA và hầu hết thị trường truyền hình, đã kết thúc với liên kết hệ thống “uỷ quyền sản xuất” . Vì hầu hết do nhu cầu, từ khi nền kinh tế Nhật Bản bị thoái hoá do đó nguồn tài trợ mới gặp rất nhiều khó khăn. Với ủy quyền sản xuất, hoạch định và các cơ quan tài trợ về cơ bản đã cùng nhau sử dụng điện toán.

Bản thân hệ thống này là tập hợp các công ty với lợi ích khác nhau và riêng biệt (chẳng hạn như, công ty đồ chơi, nhà xuất bản nhạc, nhà phát triển trò chơi điện tử, và tài năng) tất cả đều dồn tiền vào nó. Sau đó, họ phát nó lên TV, được xem như việc đẩy mạnh cho việc phát hành, và các phần khác. Trong khi kế hoạch vẫn được tiếp tục trong một công ty, thì nội dung của nó, và những thứ thuộc quyền tác giả đều bị nói hết trên các chương trình, tất cả đều để kiếm thêm tiền.

Để hạn chế rủi ro cho các công ty này, mỗi mùa phim quy hoạch hiện tại chỉ giới hạn từ 11-13 tập. Nếu nó là một thành công, season tiếp theo có thể sẽ tiếp tục. Còn nếu nó thất bại, mỗi thành viên trong ban làm phim chỉ mất chi phí cho một mùa  – và thường chi phí đó có thể kiếm được thông qua việc bán bản quyền, video, số lượng nhỏ các phần khác.

Hệ thống sản xuất vẫn có thể trở nên không như mong đợi một cách kì lạ và khủng khiếp (có vài sự cố làm rối loạn và không thể hoàn thành), nhưng chúng đã tồn tại hơn một thập kỉ nay, và bây giờ sự lựa chọn hàng đầu cho các Anime để được thực hiện tốt là tìm kiếm tài trợ. Vẫn còn một vài Anime (hầu hết cho trẻ em) vẫn làm những việc như thế, nhưng nếu chúng phát sóng ở Nhật  ban đêm, và chỉ có một season, bạn có thể yên tâm rằng hệ thống sản xuất vẫn đang diễn ra, và hãy cẩn thận trong việc sử dụng tiền trong những tập phim. Vì bạn sẽ không biết rằng liệu nó sẽ thành công hay không, và thứ gì sẽ bùng nổ, tạo ra một lan sóng mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Sẽ như thế nào nếu Overwatch và One Piece được fan kết hợp lại?

[ Bình chọn ] Anime xuất sắc nhất mùa hè 2023