in

Sau khi nhập viện vì làm việc quá tải, một trợ lý sản xuất đòi MadHouse bồi thường

Trợ lý sản xuất của MadHouse cho biết ông phải làm việc 393 giờ trong một tháng.

Vào ngày 5 tháng 4, một trợ lý của MadHouse đã tham gia một công đoàn để tiến hành cuộc điều đình. Vị trợ lý sản xuất giấu tên này đang cố gắng tìm cách để nhận được bồi thường cho việc phải làm thêm giờ mà không được trả lương cũng như yêu cầu được xin lỗi vì bị bức bối vì quyền lực. Tờ Bungei Shunju Online đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với vị trợ lý nào vào hôm qua để làm rõ các vấn đề phát sinh và những hoạt động mà anh ta phải thực hiện.

Vị trợ lý giải thích: “Trong khoảng thời gian nước rút, thời gian làm việc cao nhất của tôi trong một tháng là 393 tiếng”. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản giới hạn việc làm quá giờ là không quá 100 tiếng. Vị trợ lý này cũng kể lại chi tiết về việc tại sao anh ta phải nhập viện: “Lúc đó, tôi đang phải thực hiện những tập cuối cùng của series. Các kịch bản phân cảnh chỉ được hoàn thành 1 tháng trước khi được phát sóng do vậy mà chúng tôi phải co lịch trình sản xuất từ 3 tháng xuống thành 1 tháng. Trong khoảng thời gian đó tôi sẽ tại xưởng phim 3 ngày và chỉ về nhà khi cần tắm rửa”.

“Đó là khoảng 7 giờ sáng khi tôi trở về nhà với một cái bụng rỗng tuếch, mệt mỏi và căng thẳng vì công việc và tôi đã ngã quỵ trên đường. Một cảnh sát đi xe đạp tới khi tôi ngã xuống đã gọi xe cấp cứu cho tôi. Khi tôi tỉnh dậy tôi cảm giác như: Ôi, làm việc quá sức hả!?. Tôi đã được truyền, trả phí 10.000 yên xe cấp cứu sau đó về nhà”.

Khi vị trợ lý gọi điện để báo cho xưởng phim thì họ chỉ bảo anh ta hãy nghỉ 1 ngày. Nhưng bởi vì chỉ còn 1 tuần nữa là phát sóng nên vị trợ lý đã phải quay trở lại làm việc vào ngày hôm sau.

Sau sự cố này, vị trợ lý sản xuất bị chẩn đoán là có phản ứng tâm lý. Sau hai tháng dùng thuốc trong khi làm việc, trợ lý đã hồi phục và gia nhập Hiệp hội Công ty Đen, một công đoàn được thành lập vào năm 2024 để tư vấn và hỗ trợ cho các công nhân trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Người trợ lý nói rằng tình cảnh mà anh ta trải qua không chỉ giới hạn ở những người làm việc tại Madhouse. “Các trợ lý sản xuất, đặc biệt là khi làm việc trên một bộ phim truyền hình, có xu hướng làm việc hơn 100-200 giờ mỗi tháng. Tại các xưởng thầu phụ, họ thậm chí không có thẻ chấm công giờ để kiểm tra nữa cơ.”

Người trợ lý nói rằng với việc lên tiếng này có thể khiến cho bản thân mình sẽ mất cơ hội được thăng chức. Tuy nhiên, anh cảm thấy rằng hành động của mình là cần thiết. Năm 2010, một trợ lý sản xuất làm việc cho A-1 Pictures đã chết vì tự tử. Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động Shinjuku trích dẫn nguyên nhân tự tử là do trầm cảm vì làm việc quá sức. Trợ lý sản xuất của Madhouse nói rằng anh ta muốn ngăn chặn những bi kịch tiếp theo xảy ra.

“Mọi người đã hỏi tôi rằng có phải tôi đang cố gắng tiêu diệt Madhouse không, đó không phải là điều tôi muốn làm. Tôi chỉ muốn điều kiện làm việc được cải thiện.”

Studio hoạt hình Madhouse được thành lập vào năm 1972 bởi các cựu nhà hoạt họa của Mushi Pro, bao gồm Masao Maruyama, Osamu Dezaki, Rintaro và Yoshiaki Kawajiri. Maruyama rời công ty vào năm 2011 để thành lập MAPPA. Madhouse nổi tiếng với các sản phẩm của mình trên Card Captor Sakura, Death Note và mùa đầu tiên của One-Punch Man.

What do you think?

Chàng trai thoát chết trong gang tấc nhờ băng buộc đầu của Itachi

Hé lộ thông tin anime Rifle is Beautiful – bộ phim về những cô nàng mê súng