in ,

Rurouni Kenshin – Vị cứu tinh giúp Shonen Jump vượt qua “thời kỳ chuyển tiếp” vào những năm 90

Rurouni Kenshin – Một trong những bộ truyện về Samurai được yêu thích nhất, một trong những bộ truyện tranh ăn khách nhất của Tạp chí Shonen Jump và cũng là “kẻ” đã vực dậy Shonen Jump trong thời kỳ chuyển tiếp vào những năm 90.

Shonen Jump – Tạp chí truyện tranh hàng đầu Nhật Bản hiện nay – nơi sản sinh ra những bộ truyện tranh huyền thoại. Nhưng ít ai biết rằng đằng sau ánh hào quang ngày hôm nay của Jump không thể không kể đến việc Rurouni Kenshin “gánh team”giúp Jump vượt qua thời kỳ khủng hoảng vào những năm 90.

Có thể bạn chưa biết, Rurouni Kenshin được ra mắt vào năm 1994 – thời điểm được gọi là “mốc son chói lọi” của Tuần san Shonen Jump và chỉ trong vòng 1 năm bộ truyện đã bán được hơn 6,53 triệu bản in. Đến năm 1995, bộ truyện tranh được mệnh danh “Ông Hoàng” của làng truyện tranh Nhật Bản – Dragon Ball chính thức kết thúc, ngay sau đó vào năm 1996, Slam Dunk cũng nối tiêp Dragon Ball đi đến kết thúc. Vào khoảng thời gian này, số lượng xuất bản của Shonen Jump tụt một cách chóng mặt và vào thời điểm này, chính Rurouni Kenshin đã giúp Shonen Jump cầm cự.

Rurouni Kenshin đã giúp Shonen Jump cầm cự trong thời gian khó khăn vào những năm 90

Không lâu sau đó đến năm 1997, với sự ra đời của One Piece, tuần san đã phần nào tìm lại được vị thế của mình và đến năm 1999, khi mà bộ truyện tranh về Ninja mang tính “cách mạng” Naruto được ra đời doanh số của Shonen Jump tăng lên rất cao. Có thể nói sau thời đại ” trước 1997″ thì One Piece và Naruto chính là hai bộ truyện tranh nổi tiếng nhất của Shonen Jump và giúp cho vị thế của tạp chí này ngày càng được củng cố. Năm 2002, Shonen Jump đã dành lại danh hiệu “Tạp chí truyện tranh bán chạy nhất” và cái danh hiệu đó đã đi theo Shonen Jump đến ngày hôm nay.

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng điều quyết định giúp Shonen Jump cầm cự đến lúc tạp chí này cho ra mắt hai siêu phẩm thì vai trò của Rurouni Kenshin là vô cùng quan trọng. Có thể nói, Rurouni Kenshin chính là cầu nối trong giai đoạn chuyển tiếp từ thế hệ cũ sang thế hệ mới của Shonen Jump.

1. Ảnh hưởng của Rurouni Kenshin

Mỗi tập truyện của Rurouni Kenshin khi được xuất bản luôn kèm theo một trang “bonus” (trang kèm thêm). Trong quá trình xuất bản Watsuki (tác giả của bộ truyện) đã sử dụng trang bonus đó như cầu nối giữa ông và độc giả. Trong trang bonus đó, Watsuki đã chia sẻ đến độc giả quá trình sáng tạo ra Rurouni Kenshin của mình. Vào thời điểm đó rất hiếm có các họa sĩ truyện tranh tiết lộ công việc sau trang truyện của mình.

Rurouni Kenshin bộ truyện tạo nên tiêu chuẩn mà rất nhiều bộ truyện tranh sau này noi theo

Và trang bonus này đã trở thành một trong những “đặc trưng của Jump”, những bộ truyện sau này của Jump đều kế thừa đặc trưng này. Như vậy có thể tạm công nhận Rurouni Kenshin chính là bộ truyện đã sáng tạo nên đặc trưng này cho Jump. One Piece là ví dụ điển hình nhất, trong mỗi tập One Piece đều có phần Hỏi & Đáp, độc giả sẽ đặt câu hỏi và Oda sẽ trả lời những câu hỏi đó của độc giả.

2. Death Note và One Piece: Trợ lý và Trợ lý

Có thể bạn chưa biết, người hướng dẫn Nobuhiro Watsuki chính là họa sĩ Takeshi Ohata (cha đẻ của bộ truyện Death Note sau này). Vào những năm 90, Takeshi Ohata được biết đến là một trong những họa sĩ có kỹ năng vẽ tuyệt vời nhất, nhưng ông vẫn chưa tạo nên cho mình bất kỳ bộ truyện “hit” nào. Trong khi đó trợ lý của ông là Watsuki đã tạo ra bộ truyện “hit” còn trước cả ông nữa. Takeshi Ohata luôn ca ngợi tài năng của Watsuki – người từng là trợ lý của mình, sau đó Takeshi Ohata đã tạo ra một loạt hit như Hikaru no Go, Death Note, Bakuman,…

Rất nhiều họa sĩ truyện tranh nổi tiếng đều có “liên quan” với Rurouni Kenshin

Và có thể bạn cũng chưa biết, tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng Shaman King là Hiroyuki Takei cũng từng là trợ lý cho Nobuhiro Watsuki, đặc biệt hơn nữa, tác giả của One Piece – Eiichiro Oda cũng từng làm việc với tư cách là trợ lý của Nobuhiro Watsuki. Thật thú vị phải không nào. Có thể khẳng định rằng những họa sĩ truyện tranh đặt nền tảng cho sự nổi tiếng của Jump trong những năm 2000 đều có dính dáng đến Rurouni Kenshin.

Shonen Jump hiện tại đang sống rất khỏe với sự vượt trội của những bộ truyện tranh mang thương hiệu Jump. Tuy nhiên, rõ ràng không thể phủ nhận Rurouni Kenshin cũng góp phần rất lớn cho sự thành công của Jump hiện nay.

What do you think?

0

Bộ ảnh nền cho điện thoại Smartphone ( Phần 1 )

Hé lộ ca sĩ thể hiện ca khúc chủ đề cho Fate/Apocrypha và Fate/stay night: Heaven’s Feel