in

[Review] Tokyo Ghoul – Ranh giới giữa tội ác và công lý

Con người là gì?

Điều gì khiến con người trở nên…”con người” hơn?

Đó có phải là cuộc sống chúng ta sống mỗi ngày?

Chúng ta được định nghĩa bởi chính hành động của bản thân? Chúng ta sinh ra như thế nào? Chúng ta đã lựa chọn được những thứ gì chứ?

Có thật nhiều thứ, rắc rối và phức tạp.

Quái vật là gì? Điều gì khiến chúng ta sợ hãi chúng?

Hầu hết chúng ta sẽ nói về sự khác nhau giữa bản chất của ta và chúng. Một số sẽ nói những gì chúng đã làm. Một số nói vì những con quái vật được sinh ra trên cõi đời này. Một số nói những con quái vật được tạo ra.

Con người có thể trở thành quái vật. Quaí vật cũng có thể trở thành con người.

Chủ đề quái vật và những nhân vật siêu nhiên chết chóc là một chủ đề không quá mới mẻ trong anime. Từ Inuyasa, Blood + và Hellsing đều đếu diện với ác quỷ và ma cà rồng. Tương tự là Bleach và Death Note đối diện với thần chết. Thậm chí High School of the Dead cũng đặt trong bối cảnh ” những con quái vật chết chóc”.

Vậy điều gì làm cho Tokyo Ghoul trở nên khác biệt? Đó là một bộ anime u tối hướng tới tội ác và bi kịch bao trùm tất cả…như con người và quái vật…ánh mắt họ cho ta thật nhiều cảm xúc.

Thể loại: Bi kịch, Drama, Dark Fantasy, Viễn tưởng.

Studio: Pierrot

Số tập: 12.

Tokyo Ghoul, một bộ anime 12 tập công chiếu vào mùa hè năm 2014, là một bộ seinen manga vẽ bởi Sui Ishida, xuất bản bởi Shueisha trên Weekly Young Jump. Anime được chỉ đạo bởi Shuhei Morita và sản xuất bởi studio Pierrot (cùng studio với Bleach, Naruto, Yu Yu Hakaso và rất nhiều bộ anime khác)

Anime chuyển thể từ manga là một trường hợp thường thấy trong ngành công nghiệp anime. Có rất nhiều studio đang làm điều này vì đây là một cách làm thông minh và một chiến lược phù hợp. Dựa vào sự thật là công việc dựa trên một nguyên tác có sẵn. Vì vậy, có nhiều người biết đến hơn và thành công gặt hái được sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên cũng nảy sinh ra một vài vấn đề. Không giống như hình thức manga, anime có giới hạn về câu chuyện được kể. Bạn biết đấy, kinh phí để làm ra một bộ anime là một con số rất khổng lồ. Vì điều này, anime thường không trau chuốt bằng bản manga trước đó. Có lẽ Tokyo Ghoul cũng vậy.

Ở bài review này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn riêng về Tokyo Ghoul – bộ anime hot nhất hè 2014.

1, Cốt truyện

Ken Kaneki là một cậu học sinh đã gặp được một cô gái tên Rize Kamishiro. Một chút truyện không may đã xảy đến với Kaneki trong ngày hẹn. Rize là một ghoul – sinh vật giống người nhưng lại săn bắt và ăn thịt người trong đêm tối.

May mắn cho Kaneki, Rize bị giết bởi cục bê tông rơi xuống trước khi cậu bị giết. Và không may cho Kaneki, cậu rơi vào tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ cứu cậu, thay thế phần nội tạng bị phá hủy bằng nội tạng của Rize. Cấu trúc cơ thể cậu biến đổi khiến cậu trở thành một bán ghoul. Từ đó cậu tiếp xúc với xã hội ghoul. đương đầu với vấn đề của bản thân, giao lưu với một phe ghoul và cố giữ nhân dạng của mình trong xã hội loài người.

Tokyo Ghoul cung cấp một cái nhìn thú vị trong việc tự nhìn nhận bản thân. Tuy nhiên, anime tua khá nhanh làm cho cốt truyện trở nên mâu thuẫn với những gì mà bộ anime cố gắng đạt được, “giữ đúng nguyên tác manga”.

Chủ đề mà Tokyo Ghoul bám sát rất tuyệt vời và thu hút. Điều này thể hiện qua các phân cảnh hành động của cả hai phía, con người và ghoul. Bạn sẽ thấy mặt tối của ghoul và mặt tối của các thanh tra. Ranh giới giữa thiện và ác phủ một màu u ám lên anime. Ghoul và con người có những hành động liên quan mật thiết với nhau. Có những lúc chúng ta còn chẳng thể phân biệt được thiện ác!

2, Nhân vật.

Không có gì nhiều để nối về phần nhân vật.

Trước tiên là nhân vật chính Ken Kaneki. Kaneki là nhân vật thú vị nhất của bộ anime, tất cả tập trung trong chữ “bán ghoul”. Cậu khá bị động và nghe lời, hiền lành, trái ngược hẳn với những ghoul khác. Đồng thời, dường như trong Kaneki, cán cân công lý mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cậu không lao đầu vào như một số nhân vật khác mà biết sự hạn chế của mình, những điều cậu muốn trước khi làm điều gì đó. Tôi ngưỡng mộ cậu ấy. Phần phát triển nhân vật Kaneki có hơi vội, nhưng nếu đặt trong bối cảnh mà bộ anime đã xây dựng nên thì hoàn toàn phù hợp và ý nghĩa.

Các nhân vật khác thì có sự mâu thuẫn trong sự phát triển nhân vật và động cơ. Một số nhân vật hơi vô nghĩa và mờ nhạt, một số có vẻ thiếu lý chí. Một số lại kém được đầu tư hơn so với bản gốc trước đó.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các nhân vật lại hoàn hảo. Anteiku là một ví dụ điển hình. Người ta cảm thấy giống một gia đình lớn hơn là một nhóm người trong xã hội, và Tokyo Ghoul lại vẽ lên được những đường nét thật khác biệt trong cách ứng xử và mối quan hệ. Các nhân vật trong các phần của Tokyo Ghoul có một hệ thống tương tác hữu hình giống như một gia đình lớn. Vì vậy, ta thích thú khi được xem toàn cảnh chứ không phải phát triển riêng lẻ từng người một.

3, Hình ảnh

Đây là studio đã làm nên Bleach và Naruto. Vì vậy nên phần đồ họa cũng có những nét khá tương đồng. Các pha hành động có sự pha trộn của màu sắc tươi sáng và tông màu tối. Phong cách độc đáo đã tạo điểm nhấn cho anime.

Chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực của đội ngũ sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, Tokyo Ghoul cũng mắc một số lỗi nhỏ về hình ảnh. Dưới đây là một số ví dụ.

 

Nghiêm túc mà nói, những lỗ hổng này tuy nhỏ nhưng lại không thể bỏ qua được.

4, Âm thanh

Nhạc nền là một công cụ tuyệt vời để truyền tải cảm xúc đến từng thước phim. Âm nhạc là một yếu tố quan trọng có thể đảm nhiệm phần diễn biến tâm trạng. Cho dù là một cảnh quay kinh dị, hành động hay lộn xộn, thậm chí là một cảnh quay im lặng, nhạc nền chuyền đến tim ta những cảm xúc chân thực nhất. Tokyo Ghoul chưa thực sự xuất sắc ở phần này, chỉ dừng ở mức tốt. Ít nhất, các giai điệu sẽ khiến bạn vô thức nhớ lại.

Các hiệu ứng âm thanh khác cũng góp phần làm nên một Tokyo Ghoul rất thành công. Như tiếng nhai rôm rốp của ghoul khi ăn thịt người, xương rạn nứt và thịt bị xé vụn, tiếng hét đau đớn và ám ảnh đến cùng cực. Những phần âm thanh vô cùng hnor này trộn lẫn với từng thước phim bởi những tài năng điêu luyện bậc thầy.

OP thì khỏi nói! Đây là OP hay nhất tôi từng nghe tính đến thời điểm mới bắt đầu xem anime đến hiện  tại.

Bản ED Glass Sky cũng hay không kém. Lúc trầm buồn và sâu lắng, lúc lại bùng cháy mãnh liệt. tất cả khảm sâu trong tâm trí người xem như thể muốn cho họ cảm nhận rõ hơn cảm xúc của từng nhân vật trong bộ anime này.

5, Ấn tượng riêng

Có rất nhiều thứ khiến bạn xem Tokyo Ghoul. Bạn sẽ nhập vào guồng quay của các chủ đề trong phim, những nhân vật với cá tính rất riêng biệt và các phân cảnh hành động tuyệt vời. Những xung đột trong cốt truyện dần được hé mở, sử dụng yếu tố siêu nhiên trong bối cảnh hiện đại (Nhật Bản ngày nay) để làm nổi bật lên chủ đề của bộ anime.

Nhưng nếu phải nên lên một điểm khiến tôi không thuyết phục nhất, đó có lẽ là kết thúc bộ phim. Kết thúc rất lấp lửng, không thỏa mãn tôi tại thời điểm đó. Và trên thực tế thì tôi phải đợi một thời gian rất dài cho đến khi studio Pierrot cho ra ss2.

6, Lời bạt

Nhìn chung, Tokyo Ghoul là một bộ anime mới mẻ với một loạt vấn đề được đặt ra trong bối cảnh đô thị hiện đại. Những vấn đề được đặt ra, buộc nút và tháo nút rất hiệu quả.

Mọi thứ tựu chung trong 24 tập phim, vì vậy nên mọi thứ có vẻ diễn ra nhanh chóng hơn, nhưng tình tiết và diễn biến vấn hợp lý. Việc các nhân vật đều rất thú vị và thực tế đôi khi lại đáng quan ngại. Thiếu sự phát triển với một vài nhân vật sẽ là mối bận tâm lớn nhưng ở đây, họ phát triển trên mức thực tế một chút. Tôi không có ý kiến về chuyện này.

Cuối cùng, nhà sả xuất đã làm rất tốt mọi thứ. Những cảnh đánh nhau tối tăm trộn lẫn chút gam màu sáng, soundtrack tuyệt vời và OP thì hoàn hảo. Tokyo Ghoul là một bộ anime cực kỳ đáng xem.

 

 

What do you think?

Yếu tố phép thuật và siêu nhiên trong xxxHolic

Giám đốc của Toei hé lộ dự án phim CG và Live Action cho Áo Giáp Vàng