in

Lật mở 10 sự thật thú vị về anime có thể bạn chưa bao giờ được biết đến

Anime có một lịch sử dữ dội với nguồn cảm hứng vô tận và nền tảng không tưởng. Bạn nghĩ bạn biết hết? Có thật vậy không? Sao bạn không cùng #mgnw điểm qua 10 sự thật thú vị về anime để kiểm tra xem mức độ hiểu biết của mình nào?

1/ Anime mượn phong cách Disney.

Anime như chúng ta biết ngày nay rất đa dạng về phong cách và nội dung, nhưng nhân vật gạo cội tiên phong trong anime thì không thể không nhắc đến Osamu Tezuka. Phong cách anime của vị tác giả nổi tiếng này đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau ông, nhưng bản thân ông thì cũng không phải là không bị ảnh hưởng. Chính xác hơn là Tezuka bị ảnh hưởng nặng từ các bộ phim của Disney trong cùng thời đại của ông, bao gồm phim hoạt hình Bambi và Mickey Mouse. Ông định hình cho các tác phẩm của mình, Astro Boy, trông khá là giống như phong cách hoạt hình Disney. Và sau này phát triển hơn, người ta tạo cho nhân vật phong cách “dễ thương hơn”, sau đó thành anime như chúng ta biết bây giờ. Ừ thì, cảm ơn nhé, Disney!

2/ Space Brothers là bộ anime đầu tiên được thu âm lồng tiếng ngoài không gian.

Space Brothers là một anime về hai chàng trai khao khát trở thành phi hành gia. Anime này khác biệt với những anime khác ở chỗ là nó tập trung vào chủ nghĩa hiện thực. Có một điều ấn tượng: tập 31 là tập phim được thu âm lồng tiếng ngoài vũ trụ. Phi hành gia Akihiko Hoshide thu âm cho phần lồng tiếng trong khi đang ở Trạm Vũ trụ Quốc tế. Hoshide cho biết, ghi âm trong không gian bên ngoài “là khá khó khăn, nhưng tôi đã làm hết sức mình.”

3/ Phim hoạt hình dài nhất có hơn 7400 tập phim.

Bạn nghĩ One Piece ấn tượng với hơn 750 tập phim? Hay Detective Conan với trên 800 tập? Nếu xét về số tập phim, phim hoạt hình dài nhất không phải là hai phim vừa nêu đâu! Vinh dự đó thuộc về Sazae-san, với hơn 7400 tập phim. Nếu bạn nghĩ rằng các tập phim chỉ dài có 6 phút nên không được tính, vậy thì có Manga Nippon Mukashibanashi đấy, 1400 tập, mỗi tập 25 phút!?!

4/ Quảng cáo sản phẩm qua anime.

Khi nhắc về quảng cáo qua phim, bạn có thể nghĩ về sản phẩm của Mỹ (hoặc Hàn). Bạn có thể nhìn thấy những luồn lách như WcDonalds và Dk. Pepper trong anime, nhưng cũng có nhiều anime cũng thật sự có quảng cáo sản phẩm. Tại sao không nhỉ? Có nhiều người xem anime mà, chả phải là quá hoàn hảo cho việc quảng cáo sao?

Ví dụ, phiên bản Nhật Bản (không phải bản bản địa) của Code Geass, có quảng cáo sản phẩm cho Pizza Hut. Loạt Evangelion Rebuild cũng có quảng cáo nhiều, từ snack Doritos đến bia Kirin. Còn nhiều ví dụ cho quảng cáo sản phẩm khác. Có qua có lại mà nhỉ: các nhãn hàng tài trợ cho anime, và anime quảng cáo sản phẩm cho họ!

5/ Tên Studio Ghibli bắt nguồn từ một chiếc máy bay.

Ngưỡng mộ Studio Ghibli ngần ấy thời gian, nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc cái tên ấy có nghĩa là gì chưa? Những ai có hiểu biết hay đã từng qua thời kỳ Thế chiến thứ hai có thể nhớ đến chiếc Caproni Ca.309, một chiếc máy bay trinh sát thời Thế chiến thứ hai của Ý có biệt danh là Ghibli. Những người nói tiếng Ả Rập cũng đã có thể nhận ra với ý nghĩa Desert Wind – Gió Sa mạc. Nếu xem xét về tình yêu của Hayao Miyazaki dành cho máy bay và cả việc bay, không phải quá ngạc nhiên lớn khi ông lấy cái tên này cho studio của mình từ tên một chiếc máy bay.

6/ Cái tên Gundam là sự kết hợp giữa “Gun” – “Súng” và “Dom” trong “Freedom” – “Tự do”.

Trước khi nổi như cồn, Mobile Suit Gundam Wing đã trải qua nhiều bước lặp. Bắt đầu từ việc các chàng trai chiến đấu cùng nhau vì tự do biến thành những robot khổng lồ như chúng ta biết và yêu quý ngày nay. Giống như Studio Ghibli, bạn có thể chưa bao giờ thắc mắc nguồn gốc cái tên. Theo Bandai South Asia, từ này ban đầu là “Gundom”, một bản kết hợp của của từ “gun” – “súng” và “freedom” – “tự do”. Tác giả Yoshiyuki Tomino sau đó đổi tên thành “Gundam” để gợi lên ý tưởng về robot được sử dụng như con đập – “dam”, để giữ chân kẻ thù.

7/ Tác phẩm Attack on Titans được dựa trên một khách hàng say rượu

Hajime Isayama khi đang làm việc tại một quán cà phê internet đã gặp một khách hàng say rượu. Trải nghiệm này ảnh hưởng đến anh nhiều đến mức truyền cảm hứng cho anh để tạo ra một manga dựa vào đấy. Theo Isayama, khách hàng đó đã cho anh thấy được khó khăn như thế nào khi giao tiếp với ai đó, mặc dù đều cùng là một loài, và khiến anh nhận ra rằng loài động vật đáng sợ nhất cũng là loài quen thuộc nhất chính là con người! Những nguồn cảm hứng khác cũng đã được đưa vào trong quá trình tạo nên bộ truyện, tất nhiên, bao gồm cả thời thơ ấu của chính tác giả sau “bức tường” núi, nhưng chính khách hàng say rượu đó mới đóng vai trò như một chất xúc tác. Haizz, biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật được tạo nên khi con người ta say rượu nhỉ?

8/ Một nhân vật anime nọ được 22 nữ seiyuu khác nhau lồng tiếng cho.

Chả có gì bất thường khi một nhân vật lại có diễn viên lồng tiếng mới khi có remake hay thậm chí một mùa mới. Nhưng có một nhân vật nọ mỗi tập phim là một seiyuu mới. Vầng, Eucliwood Hellscythe trong phim Is This a Zombie? đấy. Cô nàng có tận 22 seiyuu lồng tiếng trong 22 tập phim (bao gồm cả OVA). Tại sao? Mặc dù bản thân nhân vật này hiếm khi nói, mỗi tập phim đều có những phân đoạn tưởng tượng Eucliwood đang nói. Và mỗi lần điều này xảy ra, cô nàng lại có một giọng nói khác. OK fine!!!

9/ Anime đã xuất hiện từ đầu những năm 1900.

Khi nói về anime, chúng ta thường xem Osamu Tezuka là người “bắt đầu tất cả” vào những năm 1950. Và mặc dù điều đó có thể đúng với định nghĩa ngày nay của “anime”, nhưng thật ra hoạt hình Nhật Bản bắt đầu sớm hơn nhiều. Phim hoạt hình bắt đầu xuất hiện từ năm 1907 (và thậm chí có thể sớm hơn). Tại Nhật Bản, hoạt hình được sử dụng như một phần của nhà hát, các nghệ sĩ đã tạo ra, thử nghiệm và tinh chế loại hình nghệ thuật mới này trước khi nó đến tay nhào nặn của chuyên gia Tezuka. Ba người đàn ông được cho là đã khởi xướng loại hình nghệ thuật này gồm: Katsudo Shashin, Junichi Kouichi và Seitarou Kitayama – những cái tên không nổi tiếng như Tezuka, nhưng vai trò quan trọng thì không hề kém cạnh. Bạn có thể xem nhiều anime trước thời Tezuka trên  trang Tofugu.

10/ Số tiền trung bình các hoạ sĩ phim hoạt hình Nhật Bản kiếm được dưới mức lương tối thiểu.

Vầng, có lẽ bạn đã biết hoặc chưa biết: trở thành một hoạ sĩ anime nghe có vẻ vui, nhưng đó là một công việc khắc nghiệt và trả lương vô cùng không xứng đáng! Mỗi năm có nhiều phim hoạt hình được sản xuất nhiều hơn, nhưng tiền và hoạ sĩ thì lại ít đi. Kết quả là ra một ngành công nghiệp đầy áp lực khi các hoạ sĩ dùng gần như toàn bộ thời gian làm việc mà không nghỉ ngơi, trong khi cái họ thu về là tiền lương dưới mức lương tối thiểu. Có thể tồi tệ đến mức nào à? Kotaku có một bài phân tích về mức lương trung bình cho các vị trí khác nhau trong ngành công nghiệp, và các con số thì hết sức thất vọng. Cartoon Brew chú ý đến Reddit AMA (Ask Me Anything) của một hoạ sĩ phim hoạt hình nọ. Vị này đặc biệt lưu ý rằng hoạ sĩ phim hoạt hình về cơ bản bị coi là nô lệ lao động, chỉ được nghỉ ngơi khi vật vã do kiệt sức hoặc đi du lịch … tới bệnh viện. Vầng, chỉ khi kiệt sức. Vầng, vật vã trong mỏi mệt không ngừng nghỉ chỉ để tạo ra 24 phút phim, và rồi bị gom vào một hay vài bài review nọ. Ừm, chả phải cố dập tắt hoài bão trở thành hoạ sĩ anime của ai đó, cơ mà bạn cũng nên cân nhắc và ý thức rằng: thực tế khắc nghiệt hơn bạn tưởng đấy!

What do you think?

Những điều bạn nên biết về Noragami Season 3!

Đã tìm ra cô nàng được yêu thích nhất trong anime Gotoubun no Hanayome