in

5 bộ anime sẽ còn khiến bạn hứng thú khi thưởng thức lại

Anime cũng giống như sôcôla vậy: Nếu với loại bình thường, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được nó bởi hình dạng và mùi vị không có gì quá đặc biệt; thế nhưng lại có những loại sôcôla với những tinh túy mà bạn không thể nào có thể cảm nhận và trải nghiệm được hết chỉ trong một lần thưởng thức.

Thể loại đầu tiên của anime, như mùi vị của sôcôla sữa với đầy những fan-service, ta có thể coi đó chính là cái nghệ thuật riêng có của thể loại này. Thế nhưng với mô típ kiểu nhân vật dễ doán của thể loại này, chủ yếu dựa vào các chi tiết đã có sẵn từ những bộ phim nổi tiếng trong quá khứ có thể khiến cho người xem lười “nghĩ,” vì nó để lại quá ít sự tưởng tượng cho khán giả. Xem một lần và bạn có thể hiểu hết mọi thứ về nó. Tuy nhiên có những bộ anime khác, với sự khác biệt rõ ràng hơn đó chính là sự phát triển nhân cách của nhân vật, khiến nó trở nên rất tinh tế và khó nắm bắt, cùng với cốt truyện bí ẩn, phong cách hoạt họa khá phức tạp góp phần làm cho việc thưởng thức nó một lần là không đủ để có thể có được cái nhìn toàn cảnh. Và điều cuối cùng, thực ra, điều này khá là gây nên nhiều bàn cãi, đó là đối với một vài cái tên anime, việc xem lại lần hai mới chính là lúc bạn có thể trải nghiệm được thế nào là anime thực sự.

Dưới đây là danh sách 5 anime mà theo tôi sẽ rất thích hợp để các bạn xem lại lần thứ hai:

Fooly Cooly

Fooly Cooly là một bộ anime tạo cảm giác hoàn toàn khác biệt tùy thời điểm bạn xem nó. Khi niên thiếu, đây sẽ là một câu chuyện về một cậu bé 12 tuổi, cô quản gia ngoài hành tinh, ông bố biến thái và một cô nàng sầu đời suốt ngày ở dưới gầm cầu, với nhạc phim đầy kích thích. Đối với thanh niên, Fooly Cooly là anime mang hơi hướng gợi dục tiêu biểu về sự dậy thì và sự xấu hổ khi mất kiểm soát của cơ thể. Đối với những người trưởng thành, đây là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc với tạo hình tuyệt vời, vẫn nói về dậy thì nhưng cũng bàn về vấn đề liệu rằng việc tách bản thân khỏi thế giới hỗn loạn xung quanh bạn có phải là giải pháp tối ưu không.

Nana

Chưa từng có shoujo anime nào giống như “Nana”. Các nhân vật với nhân cách hay thay đổi, chân thật hơn bất cứ nhân vật giả tưởng tôi từng đọc hay xem qua. Vai chính Nana Komatsu, có khi là một người bốc đồng, nghèo túng và chẳng biết gì về thế giới xung quanh mình; nhưng có khi lại bày tỏ quyết định với cái nhìn cực kì tinh anh, một người phụ nữ khôn ngoan khác biệt hẳn với con người trước đó. Tương tự, đồng vai chính, Nana Osaki, số phận bất hạnh với khao khát được yêu thương mãnh liệt. Bố cục của “Nana” hoàn toàn không tuân theo khuôn mẫu. Mỗi nhân vật đều lấy những điểm nổi bật mà trước đây người kia đã bỏ qua để làm động lực phấn đấu.

Puella Magi Madoka Magica

Thật sự không có lựa chọn nào khác ngoài việc xem lại Madoka lần 2. Đây là một series ngắn, chỉ 12 tập, với việc vén bức màn che đậy sự thật kinh khủng ẩn trong lớp vỏ nữ pháp sư ngọt ngào. Mặc dù một vài tập đầu kịch bản ngụ ý xây dựng những nữ pháp sư hoạt bát, trong sáng, nhưng cũng dần chớm màu đen tối. Những cô nàng dễ mến biến thành những sinh vật đáng sợ đe dọa xã hội trong khi đó phe đối lập lại là anh hùng chân chính. Lần thứ 2 xem lại Madoka tạo cảm giác hoàn toàn khác biệt, buồn hơn và yếu tố thời gian cũng phức tạp hơn.

Fullmetal Alchemist: Brotherhood

Bộ anime nên được xem đầu tiên khi biết đến anime. Fullmetal Alchemist: Brotherhood kể về một thế giới được xây dựng bởi những kẻ thiên tài. Xoay quanh những kẻ cuồng tín, homunculi, những mất mát đầy ám ảnh, cuộc chiến kinh hoàng và một điều dễ dàng nhận thấy, đó là thuật giả kim, FMA:B chắc chắn là một trong những anime hàng đầu; nhưng đó không phải là lí do mà người ta muốn xem lại nó. Đây là một anime gây mơ hồ về giá trị đạo đức: Có sai không khi tái sinh một người? Có hợp lẽ không khi giết ai đó? Khi nào thì một nghề trở thành một sự nghiệp, và đến cuối cùng lại trở thành một cách sống? FMA: B không bao giờ cho bạn đáp án. Nhưng khi xem lần thứ 2, biết được xuất thân của từng nhân vật sẽ đem đến cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn cho những câu hỏi về tính đạo đức mà những nhân vật phải đối mặt.

Gankutsuou

Dựa trên bộ phim Bá tước Monte Cristo (The Count of Monte Cristo), phong cách của Gankutsuou là gồm nhiều mô hình ảo giác phân tầng di chuyển trên đỉnh của nhau để tạo hiệu ứng lung linh, đa chiều. Phim xoay quanh “The Count”- Bá tước, một quý tộc giàu có đầy bí ẩn, đến tương lai để trả thù những kẻ đã phản bội ông ta. Đó là một câu chuyện tàn độc bởi ở đó các nhân vật phải luôn đấu tranh chống lại thủ đoạn của Bá tước. Việc phát hiện Bá tước là ai và lý do ông ta trở lại khiến cho mỗi thời khắc ngọt ngào hơn nhưng cũng khiến cho những mất mát trở nên cùng cực hơn. Phong cách dựng phim không những tôn lên những thiết kế dành cho giới tư sản Pháp mà còn ngầm toát lên màu sắc khoa học viễn tưởng.

 

Đây đơn giản chỉ là ý kiến cá nhân, nếu các bạn có ý kiến đóng góp thêm nào thì hãy cmt ở dưới nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Cùng tìm hiểu về bộ phim hoạt hình được cho là ” hàng Fake ” của siêu phẩm anime Ghibli

[Rục rịch] tin White Fox (studio của Re:zero) sắp ra mắt phiên bản mới cho Peace Maker Kurogane