in

Top 10 nhân vật anime có tính cách hướng nội

Hãy cùng Manganetworks điểm qua 10 nhân vật hướng nội đến từ các anime khác nhau nào!

Nhìn chung, người sống nội tâm được hiểu là một cá nhân sống thiên về cảm xúc và tâm trạng bên trong hơn là chủ động tìm kiếm niềm vui thú bên ngoài. Điều này không có nghĩa là họ không thích nghi được với xã hội. Họ có thể không tham gia các hoạt động nhóm này nọ, nhưng họ vẫn cực kỳ thoải mái với các nhóm hoạt động nhỏ hơn, mà chính xác nhất là nhóm nhỏ thân thiết gồm những cá nhân giống như họ. Điều thú vị duy nhất về một người sống hướng nội chính là thế giới nội tâm rộng lớn của họ. Ở nơi đó, dòng suy nghĩ của họ hoạt động không ngừng nghỉ và cũng chính là điều cấu thành nên cá tính của những người này. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá 10 nhân vật hướng nội khác nhau đến từ các anime phổ biến và cùng tìm hiểu xem thế giới bên trong và các pha độc thoại nội tâm của họ kỳ thú như thế nào nhé!

10 – Hyouka – Oreki Houtarou

  • Số tập: 22
  • Phát sóng: 23/04/2012 – 17/09/2012

Tối giản, đơn thuần và hơi nhàm chán là những từ có thể dùng mô tả Oreki. Anh chàng chỉ hành động khi thật sự thấy cần thiết. Khi chị gái yêu cầu, Oreki không thể từ chối việc tham gia câu lạc bộ Văn học cổ điển. Oreki gặp gỡ Chitanda, một cô nàng với bản tính luôn tò mò, táy máy có lẽ là điều duy nhất khiến Oreki hành động. Cùng với Chitanda và câu lạc bộ Văn học cổ điển, anh chàng đã trải qua nhiều cuộc phiêu lưu giải đáp các bí ẩn nho nhỏ tại trường cao trung đang theo học.

Sự tối giản của Oreki còn thể hiện trong cả cách ứng xử hàng ngày. Anh chàng là một người hướng nội thật sự, luôn chỉ suy nghĩ trong lòng và chú tâm bảo tồn năng lượng cá nhân hơn là phung phí vào việc tìm kiếm thú vui bên ngoài. Là một người thụ động, anh chàng ý thức rất rõ về thế giới xung quanh mình. Ý thức cao độ này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến anh chàng sở hữu trí óc sắc sảo và sự giỏi giang khi giải mã các bí ẩn quanh mình. Mặc dù không có tiếng nói trong lớp học, Oreki lại rất thuyết phục tại câu lạc bộ Văn học cổ điển và mọi người trong câu lạc bộ cũng dần hiểu hơn về suy nghĩ của anh chàng.

9 – Yahari Ore no Seishun Love Comedy wa Machigatteiru. – Hikigaya Hachiman

  • Số tập: 13
  • Phát sóng: 05/04/2013 – 28/06/2013

Hikigaya chán ngấy xã hội xung quanh nên anh chàng chỉ tin vào chính bản thân mình mà thôi. Mang cái nhìn chống đối xã hội, anh chàng bài xích các quy tắc ứng xử thông thường và xem phép xã giao hàng ngày chẳng khác gì trò hề chỉ để trau chuốt hình ảnh một cá nhân. Dù lý lẽ của Hikigaya phần nào đúng đắn đi chăng nữa thì giáo viên của anh chàng cũng chẳng thể hiểu được. Cô giáo buộc anh chàng tham gia Câu lạc bộ dịch vụ (Service Club) với hy vọng công việc tình nguyện sẽ giúp cải thiện nhận thức của anh chàng. Mỉa mai thay, quan điểm và phương pháp luận bi quan của anh chàng lại giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ.

Hikigaya trong câu chuyện luôn là người hướng nội. Anh chàng nhìn nhận xã hội rất nguy hại và nhiều mâu thuẫn và chọn cách chỉ tin tưởng vào chính mình. Những đoạn độc thoại nội tâm của Hikigaya luôn nêu lên những câu hỏi gây nhiều tranh cãi, khiến người khác phải suy ngẫm lại các chuẩn mực xã hội của chính mình. Cũng phải nói rằng nhiều người hướng nội đã tìm được sự đồng cảm với Hikigaya khi xem anime này. Nếu bạn tin mình là một người sống nội tâm, bạn sẽ cảm thông với Hikigaya và quan điểm của cậu ấy. Không tin à? Hãy thử xem anime ngay nhé! Anh chàng là nhân vật sống nội tâm chính hiệu, mắc lỗi lầm duy nhất là đã thiếu khôn khéo khi buộc tội cái xấu của xã hội.

8 –  Bakemonogatari – Koyomi Araragi

  • Số tập: 15
  • Phát sóng: 03/07/2009 – 25/06/2010

Có lẽ chúng ta đang nói về vua của phép độc thoại, anime Monogatari sử dụng kỹ thuật tiên phong về độc thoại nội tâm để chuyển tải câu chuyện của mình. Nhiều người thắc mắc rằng tại sao một anime với nội dung đa phần là các đoạn đối thoại hoặc độc thoại lại có thể nổi tiếng như vậy. Anime Monogatari là dạng thể phù hợp nhất để giải mã bí ẩn vẻ đẹp trí óc của một người sống nội tâm. Quan điểm về đối thoại liên tục có thể gây nhàm chán nhiều nhất. Nhưng ý tưởng và chất lượng của các đoạn hội thoại trong anime đã định hình cho anime và tạo nên sự khác biệt với chuyện phiếm thông thường.

Anime xoay quanh nhân vật chính Araragi. Toàn bộ anime là thế giới quan của chính Araragi. Thay vì vẽ nên bối cảnh trong anime, tác giả đã cho phép chúng ta hòa mình trong ý thức và suy nghĩ của Araragi. Chúng ta có thể thấy anh chàng là một người luôn suy nghĩ rõ ràng về những chuyện hàng ngày xảy ra quanh mình. Chúng ta hoàn toàn bị thuyết phục về việc Araragi sống hướng nội là vì anh chàng tự thuật trong trí óc mình nhiều hơn là chia sẻ ý tưởng với người xung quanh.

7 –  Death Note – L.L

  • Số tập: 37
  • Phát sóng: 04/10/2006 – 27/06/2007

Trong thế giới Death Note, không ai có thể so bì với L về mặt logic và suy luận. Ngay cả trong lĩnh vực của anh, L rất bí ẩn, ít người biết và người ta chỉ biết tiếng anh thông qua các vụ án khó nhằn nhất mà anh từng xử lý. Sự thấu hiểu kỳ lạ về phản ứng của con người cho phép anh luôn đi trước đối thủ một bước. Anh cũng rất quái đản, cực thích ăn ngọt và chỉ có thể làm việc một mình. Ngoài việc là một thám tử tài ba, không ai biết thêm điều gì về L.

Lối sống hướng nội của L.L thấy rõ nhất qua việc anh không bao giờ xuất hiện trước công chúng. Anh nổi tiếng với rất nhiều biệt danh khác nhau và chỉ có cảnh sát mới liên hệ được anh khi đụng phải các vụ án khó nhằn nhất. Anh hầu như luôn trong trạng thái hoàn toàn cô độc khi kỹ năng trinh thám lên đến đỉnh điểm. Ngay cả trong anime, không ai có thể hiểu được lối suy nghĩ và tư duy logic tinh vi của anh. Anh không tin ai ngoài Watari, điều này lại càng nhấn mạnh sự cô lập của anh với thế giới bên ngoài.

6 –  Angel Beats – Tachibana Kanade

  • Số tập: 13
  • Phát sóng: 03/04/2010 – 26/06/2010

Ban đầu, Tachibana xuất hiện như nhân vật phản diện: Tenshi, người lãnh đạo thế giới mới và đàn áp các hoạt động của SSS. Không ai biết nhiều về cô vì cô rất ít nói. Cho đến tận nửa sau của anime, Tenshi vẫn thường đi ăn và làm việc một mình. Sự thiếu biểu cảm ở cô cũng khiến người khác thắc mắc là cô có tri giác, cảm xúc hay không. Phải chờ đến khi Otonashi bắt chuyện với cơ thì cô mới bắt đầu bộ lộ tính cách của mình.

Tính cách hướng nội cuả là do vai trò mà cô đảm nhận. Cô không có cơ hội kết nối với phe đối địch. Ngay cả sau khi trò chuyện cùng Otonashi, cô vẫn yêu thích các hoạt động cá nhân riêng tư như làm vườn. Đến tận thời điểm này, cô cũng rất ít nói. Bản tính nói nhỏ và lối ứng xử nhẹ nhàng cũng đã chỉ rõ bản chất hướng nội của cô.

5 –  ReLIFE – Hishiro Chizuru

  • Số tập: 13
  • Phát sóng: 02/7/2016 – 24/09/2016

Hishiro chưa bao giờ có một người bạn thật sự ở trường và cô cũng không quan tâm việc này lắm. Cô thật ra rất thông minh, luôn đạt điểm cao trong mọi kỳ thi. Tuy nhiên, đổi lại cho sự thông minh thì ý thức xã hội của cô lại rất tệ. Cô thiếu nhạy cảm với cảm xúc của người khác và có thể gây sát thương bằng lời nói. Thêm vào đó, cô không thể mỉm cười tự nhiên và chỉ có thể nặn ra một điệu cười mỉa quái quỷ. Trước khi kết được bạn, Hishiro dành phần lớn thời gian để đọc sách.

Hishiro không quan tâm lắm đến người khác và chỉ chuyên tâm vào học tập và nâng hạng điểm số. Cô không bao giờ chủ động trò chuyện cùng ai. Là một người hướng nội, cô dành phần lớn thời gian chỉ để học và học, nếu không muốn nói là toàn thời gian của cô. Tuy nhiên, khi được Kaizaki giúp đỡ, Hishiro bắt đầu trò chuyện với bạn cùng lớp và nổ lực kết bạn. Nhưng mà rõ ràng thì cô không phải tuýp người có thể khởi xướng điều gì và thậm chí còn rất lúng túng khi giới thiệu về bạn thân. Giống như mọi nhân vật hướng nội khác, cô cũng tỏ ra độc lập và không cần bạn đồng hành.

4 –  Welcome to the NHK – Satou Tatsuhiro

  • Số tập: 24
  • Phát sóng: 10/07/2006 – 18/12/2006

Tatsuhiro là một hikikomori trong nhiều năm. Anh từ chối ra khỏi phòng vì anh tin vào sự tồn tại của một tổ chức bí mật có tên NHK đang lan truyền sự lớn mạnh của văn hóa hikikomori. Tuy hoang tưởng như vậy nhưng cuối cùng Tatsuhiro một ngày nọ cũng đã bước chân ra khỏi nhà và bất ngờ gặp gỡ Misaki. Cô cố gắng thay đổi anh nhưng thật không dễ dàng. Liệu cặp đôi này cuối cùng có vượt qua được các vấn đề của riêng mình?

Chắc chắn là một hikikomori phải có nét tương đồng với một người sống hướng nội. Họ tách biệt bản thân với thế giới bên ngoài và không thích tham gia vào các tương tác xã hội. Đây chính là thể loại phát triển cao nhất của lối sống hướng nội. Điều khiến Tatsuhiro trở nên thú vị là cách anh cố gắng thay đổi để có thể hòa nhập lại với cộng đồng. Và chúng ta có thể thấy rằng không phải tất cả những người sống nội tâm đều khó gần và suy nghĩ lệch lạc. Thông qua Tatsuhiro, chúng ta thấy rằng anh có quan điểm của riêng mình. Rõ ràng thì xuất phát điểm của anime khá là hài nhưng phần kết thúc lại rất hợp lý.

3 – Nagato Yuki chan no Shoushitsu – Nagato Yuki

  • Số tập: 16
  • Phát sóng: 04/04/2015 – 18/06/2015

Nagato đang phải trải qua những thay đổi đáng kể về mặt tính cách. Giờ cô đã là một nữ sinh cao trung, sống cuộc sống học đường bình thường cùng bạn bè. Một bộ ngoại truyện khai thác nhiều hơn khía cạnh tình cảm của cô dành cho Kyou vốn cũng đã đề cập nhiều trong anime. Cô vẫn giữ một vài nét tính cách của Nagato cũ như niềm yêu thích đọc sách. Cô nàng Nagato mới thể hiện nhiều biểu cảm cá nhân và nhiều cung bậc cảm xúc hơn.

Nagato xuất hiện trong phần ngoại truyện này rỏ ra thân thiện hơn là phiên bản xa cách trong series Haruhi nguyên bản. Vẫn âm thầm lặng lẽ, vì tính cách hướng nội và thẹn thùng. Cô cũng bộc lộ nhiều cảm xúc hơn vì sự cảm mến mà cô dành cho Kyou nhưng lại quá e thẹn để có thể bày tỏ. Cô vẫn luôn tự độc thoại với bản thân và một mình nghiền ngẫm. Và tất nhiên là nét tính cách hướng nội đặc trưng của cô thể hiện ở niềm yêu thích đọc sách và các hoạt động cá nhân đơn lẻ.

2 – Kimi Ni Todoke – Kuronuma Sawako

  • Số tập: 25
  • Phát sóng: 07/10/2009 – 31/03/2010

Trải qua những việc không hay thuở bé khiến Sawako thường bị hiểu nhầm và xa lánh ở trường. Diện mạo của cô giống với diễn viên ma nữ trong bộ phim kinh dị nổi tiếng “The Ring” nên cô bị gán cho biệt danh Sadako. Nhưng thật sự thì cô chỉ là một cô nàng nhút nhát muốn có nhiều bạn bè. Dịp nghỉ hè, cô bất ngờ gặp gỡ anh chàng Kazehaya đẹp trai, nổi tiếng. Anh là người bạn đầu tiên mà cô có vì anh có thể nhìn thấy nét đẹp tiềm ẩn nơi cô. Chẳng bao lâu sau thì Sawaco cũng phát sinh tình cảm dành cho anh ấy…

Qua một đoạn hồi tưởng ngắn trong anime, Sawako không có bạn bè nào kể từ thời trung học. Điều này khiến cô trở nên khép kín, hay tự suy diễn và độc thoại nội tâm về việc làm thế nào để kết bạn. Ngay cả khi đã có được bạn, cô cũng luôn suy nghĩ về việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người bạn và rất quan tâm đến cảm xúc của họ. Sawako thường đi chơi cùng một nhóm nhỏ bạn bè vì cô cảm thấy thoải mái khi bên cạnh những người bạn này. Chính nhờ đó mà cô ngày càng thân thiết hơn với đám bạn thân, một nét rất đặc trưng của tính cách hướng nội.

1 –  Naruto – Hyuuga Hinata

  • Số tập: 220
  • Phát sóng: 03/10/2002 – 08/02/2007

Hinata là con gái của người đứng đầu gia tộc Hyuuga nổi tiếng. Theo vai vế trong gia tộc và vì là con gái của trưởng tộc nên mọi người đều kỳ vọng rằng một ngày nào đó cô sẽ tiếp quản gia tộc của mình. Hiền lành, nhút nhát, cô luôn cố gắng hết mình nhưng chưa bao giờ khiến cha hài lòng. Cô cảm mến Naruto nhưng không dám thừa nhận. Vì thế, cô luôn tỏ ra lúng túng khi ở cạnh Naruto.

Khi câu chuyện chỉ xoay quanh mình Hinata, bạn có thể nói ngay rằng cô là một người hướng nội vì lý do gia cảnh. Cô chọn cách không bộc lộ quan điểm riêng trong hầu hết mọi việc và chấp nhận mọi việc khi xảy đến. Thật ra thì cô cũng có quan điểm riêng của chính mình, trong đó Hinata cân nhắc cẩn thận và suy đi nghĩ lại thay vì bắt tay vào hành động. Không phải là cô không có nhiều bạn mà là cô chọn bạn mà chơi, những người mà cô có thể thật sự tin tưởng khi cần đến. Trên hết, bản tính nói năng nhỏ nhẹ đã chỉ rõ rằng Hinata cũng không thích chơi với các nhóm đông người hơn.

What do you think?

Sumire Uesaka sẽ thể hiện ca khúc kết thúc phim cho Hoozuki no Reitetsu Season 2

“Fairy Tail” tiến vào chương kết cùng lời tri ân của tác giả