in

Tại sao Anime không thể sử dụng các tên thương hiệu?

Liệu bạn có bao giờ thắc mắc tại sao anime thường không sử dụng tên thật của một thương hiệu cụ thể có thật nào đó mà lại là một cái tên hơi na ná như thế?

Một người nói rằng:

Liệu các nhà xuất bản manga và các nhà phân phối anime có sợ bị kiện sử dụng thương hiệu (trademark)? Xem nhiều anime trong nhiều năm qua, tôi chưa từng thấy dù chỉ một thương hiệu ngoài đời thực. Thường thì người ta hay đổi tên lại, ví dụ như trong “Freezing” sẽ là Burger Queen (ngoài đời sẽ là Burger King). Nếu tôi là chủ của Burger King, tôi sẽ cho phép sử dụng thương hiệu miễn phí. Thấy sản phẩm của tôi trong manga có thể sẽ lôi kéo được độc giả mua hàng của tôi chẳng hạn…

Không phải chỉ anime – cả ngành giải trí phim ảnh cũng cần “làm sạch” các thương hiệu trước khi phim được phát sóng hay phát hành dưới mọi hình thức. Thương hiệu (khác với bản quyền – copyright) bao gồm cái tên hoặc logo của doanh nghiệp. Các bạn có thể đã chú ý đến dấu hiệu ™ hoặc ® nhỏ ở kế bên logo và tên nhãn hiệu: ™ có nghĩa là “trademark” – thương hiệu, và ® có nghĩa là “resgistered trademark” – thương hiệu đã được đăng ký. Cả hai đều được bảo vệ hợp pháp ở Bắc Mỹ và nhiều quốc gia khác (bao gồm cả Nhật Bản). Thương hiệu đã được đăng ký, dĩ nhiên, đã được đăng ký với cơ quan thương hiệu thuộc chính quyền, và được hưởng thêm các bảo hộ hợp pháp khác.

Thương hiệu thường là độc quyền, và không thể quá giống với các tên chung đã có sẵn hoặc các cụm từ và ký hiệu đã được sử dụng phổ biến. Đây là một dạng tài sản trí óc, và sử dụng các thương hiệu mà không có sự cho phép bạn có thể bị kiện. Thương hiệu có thể là quốc gia hay quốc tế, tuỳ thuộc vào người ta đăng ký như thế nào. Đa phần các nhãn hiệu quen thuộc mà chúng ta đều biết, cũng nổi tiếng ở Nhật, đã được đăng ký quốc tế.

Nhiều đạo diễn ghét tạo ra các nhãn hiệu đạo nhái xuất hiện trong tác phẩm của họ. Nhìn thấy một nhân vật uống một ngụm từ lon nước mà chỉ đánh dấu “SODA” hoặc “BIFF SODA” hoặc là gì đó cũng giả tạo tương tự thì rất là làm người khác sao nhãng, mà khiến khán giả bị lệch ra khỏi bộ phim. Không hẳn là khác với chuyện nhân vật gọi điện thoại với dãy số 555. Đó chính là một chi tiết nhỏ, nhưng lại quá gây chú ý, khiến khán giả phải thốt lên: “CÁI VỪA MỚI XEM SIÊU GIẢ TẠO!!” Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, họ đều sử dụng sản phẩm thật và logo thật, và sử dụng chúng trong đối thoại. Sau tất cả, đó là cách mà người ta thật sự sống trong thực tế.

Trên cái lon là “Melon soda” đấy!!!

Ở các studio phim và truyền hình lớn, thật ra là có hẳn một bộ phận chuyên về các thủ tục: họ chọn lọc từng cảnh của từng show và phim truyền hình được studio sản xuất, tìm các thương hiệu, giữ bản quyền cho các poster và ảnh minh hoạ trên phông nền, và các thứ có thể ngầm gây ra các vấn đề pháp lý tương tự. Rồi học phải tìm và liên hệ với từng chủ sở hữu của các thương hiệu ấy và xin phép được sử dụng chúng. Tuỳ thuộc vào dự án, đây có thể là công việc khá quan trọng. Ngay cả poster có trong một cảnh mà chưa được “làm sạch” cũng có thể dẫn đến kiện cáo.

Hầu hết các công ty hầu như là đồng ý với chuyện nhãn hiệu và logo của họ được sử dụng nếu nó không bị miêu tả trong phương diện tiêu cực. Và thực tế, nhiều trong số họ còn vui vẻ trả tiền vì họ xem việc sản phẩm của họ xuất hiện trong một cảnh phim là một đặc ân. Đa phần thì người ta ít nhất sẽ yêu cầu một bản copy kịch bản để xem cảnh đó là gì. Ví dụ, họ sẽ không muốn nhãn hiệu của họ dính dáng đến các thứ như cảnh một vụ cướp có vũ trang (để có bản quyền ảnh minh hoạ thường phải được cấp phép và phải trả tiền, nhưng đó là chuyện khác). Nếu thứ gì đó không thể “làm sạch”, cảnh phim cần được quay lại, hoặc là logo/ thương hiệu/ ảnh minh hoạ cần phải được thay thế bằng kỹ thuật số. Tất cả các điều ấy đều mất thời gian và công sức, nhưng đó là chuyện bình thường trong hệ thống Hollywood.

Nhưng anime được sản xuất rất nhanh chóng, và thật sự là không có thời gian để làm tất cả các thủ tục trước khi phát sóng một cái gì đó. Hơn nữa, với việc anime cũng là… à thì… hoạt hình, không có rào cản đòi hỏi phải duy trì chủ nghĩa hiện thực như thế. Đạo diễn có thể tạo ra một parody táo bạo hoặc đặt lại tên của một nhà hàng nổi tiếng, và nếu nó có thể đem lại tiếng cười cho khán giả, không ai sẽ bị sao nhãng bởi điều đó nữa. Không còn điều gì bị giả tạo nữa, chỉ còn sự xuất hiện của từng nhân vật trên màn hình.

Quay trở lại những năm 80 và 90, các công ty anime có thể thỉnh thoảng thoát được trách nhiệm pháp lý khi đã vi phạm về vấn đề thương hiệu, nhưng vì nền công nghiệp phát triển và điều trên ngày càng khó có thể chấp nhận. Và ngày nay, không ai thậm chí sẵn sàng nắm lấy cơ hội, đặc biệt là sự phân phối quốc tế trở thành một phần quan trọng trong kinh doanh. Và vì thế, chúng ta có McDymaids, Sudoh-Bucks, 6eleven, Zoogle, và còn nhiều hơn thế nữa.

Vậy thì còn bạn, đâu là những nhãn hiệu mà bạn cảm thấy hài hước nhất mà bạn từng xem trong anime?

What do you think?

Little Witch Academia hé lộ thêm nhiều thông tin mới

[ Đề cử Anime ]15 Anime đánh lừa Fan với sự thay đổi thể loại